0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Ảnh hưởng của Nhiệt Độ đến sức khỏe con người

Tramthoitiet.com 2 năm trước 584 lượt xem

    Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh đối với con người.  Cơ thể con người có nhiệt độ xấp xỉ 37 o C. Trong quá trình vận động cơ thể con người luôn luôn thải ra môi trường nhiệt lượng q tỏa . Lượng nhiệt do cơ thể toả ra phụ thuộc vào cường độ vận động: vận động càng nhiều thì nhiệt lượng toả ra càng lớn. Vì vậy để duy trì thân nhiệt cơ thể thường xuyên trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Để thải nhiệt ra môi trường cơ thể có 02 hình thức trao đổi:

    - Truyền nhiệt ra môi trường do chênh lệch nhiệt độ ∆t. Nhiệt lượng trao đổi theo dạng này gọi là nhiệt hiện qh .

    - Thải nhiệt ra môi trường do thoát mồ hôi hay còn gọi là toả  ẩm.  Nhiệt lượng trao đổi dưới hình thức này gọi là nhiệt ẩn qâ.    

    Mối quan hệ giữa 2 hình thức thải nhiệt và nhiệt toả của cơ thể  được thể hiện bởi phương trình sau đây:

    q tỏa  = q h  + q â  (2-1)

    Đây là một phương trình cân bằng động,  giá trị của mỗi một đại lượng trong phương trình có thể thay đổi tuỳ thuộc vào cường độ vận động, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí môi trường xung quanh vv... Trong phương trình đó q â  là đại lượng mang tính chất điều chỉnh, giá trị của nó lớn nhỏ phụ thuộc vào mối quan hệ của q toả  và q h  để đảm bảo phương trình trên luôn luôn cân bằng.

     - Nếu cường độ vận động của con người không đổi thì q toả   = const, nhưng q h  giảm, chẳng hạn khi nhiệt độ môi trường tăng, ∆t = t ct -t mt  giảm; khi  tốc độ gió giảm hoặc khi nhiệt trở tăng. Phương trình (2-1) mất cân bằng, khi đó cơ thể sẽ thải ẩm, q â  xuất hiện và tăng dần nếu q h  giảm.

      - Nếu nhiệt độ môi trường không đổi, tốc độ gió ổn định và nhiệt trở cũng không đổi thì q h  = const, khi cường độ vận động tăng q toả tăng, phương trình (2-1) mất cân bằng, khi đó cơ thể cũng sẽ thải ẩm, q toả càng tăng cao thì q â  cũng tăng lên tương ứng.

    Nếu vì một lý do gì đó mất cân bằng thì sẽ gây rối loạn và sinh đau ốm

    - Nhiệt hiện : Truyền nhiệt từ cơ thể con người vào môi trường xung quanh dưới 3 phương thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nhiệt hiện q h phụ thuộc vào độ chênh nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung quanh ∆t = t ct -t mt , tốc độ chuyển động của dòng không khí và nhiệt trở (áo quần, chăn vv . . . )

    Đặc  điểm  của  nhiệt  hiện  là  phụ  thuộc  rất  nhiều  vào  ∆t  =  t ct -t mt   :  khi  nhiệt  độ  môi trường t mt  nhỏ hơn thân nhiệt, cơ thể truyền nhiệt cho môi trường, khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt thì cơ thể nhận nhiệt từ môi trường.  Khi nhiệt độ môi trường khá bé, ∆t = t ct - t mt  lớn, q h  lớn, cơ thể mất nhiều nhiệt nên có cảm giác lạnh và ngược lại khi nhiệt độ môi trường lớn khả năng thải nhiệt ra môi trường giảm nên có cảm giác nóng. 

    Khi nhiệt độ môi trường không đổi, tốc độ không khí ổn định thì q h  không đổi.  Nếu cường độ vận động của con người thay đổi thì lượng nhiệt hiện q h  không thể cân bằng với nhiệt toả q toả .Để thải hết nhiệt lượng do cơ thể sinh ra, cần có hình thức trao đổi thứ 2, đó là toả ẩm.

    Xem thêm:

    - Nhiệt ẩn:  Nhiệt truyền ra môi trường dưới hình thức toả ẩm gọi là nhiệt ẩn. Tỏa ẩm có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ môi trường càng cao, cường độ vận động càng lớn thì toả ẩm càng nhiều. Nhiệt năng của cơ thể được thải ra ngoài cùng với hơi nước dưới dạng nhiệt ẩn, nên lượng nhiệt này được gọi là nhiệt ẩn. 

    Ngay cả khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt (37 o C), cơ thể con người vẫn thải được nhiệt ra môi trường thông qua hình thức tỏa ẩm, đó là thoát mồ hôi. Người ta đã tính được rằng cứ thoát 1 g mồ hôi thì cơ thể thải được một lượng nhiệt xấp xỉ  2500J. Nhiệt độ càng cao, độ ẩm môi trường càng bé thì mức độ thoát mồ hôi càng nhiều. 

    Nhiệt ẩn có giá trị càng cao khi  hình thức thải nhiệt bằng truyền nhiệt không thuận lợi.

    Rõ ràng rằng, con người có thể sống trong một phạm vi thay đổi nhiệt độ khá lớn, tuy nhiên  nhiệt độ thích hợp nhất đối với con người chỉ  nằm trong khoảng hẹp. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với con người có thể lấy theo TCVN 5687-1992 cho ở bảng 2-1 dưới đây.

    Các bạn có thể tham khảo thêm các loại máy đo: Nhiệt Ẩm Kế tại trang web của công ty www.tramthoitiet.com hoặc thbvietnam.com

    584 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn