Nguyên nhân và cách xử lý gỗ bị mốc đơn giản, hiệu quả
Đồ gỗ bị mốc luôn là vấn đề nan giải khiến nhiều người phân vân khi chọn sản phẩm từ gỗ. Vậy nguyên nhân gỗ bị mốc là do đâu? Xử lý gỗ bị mốc như thế nào? Có biện pháp gì chống ẩm mốc cho gỗ? Trạm thời tiết sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết này, mời bạn theo dõi!
Tìm hiểu nguyên nhân gỗ bị mốc
Khi gỗ bị mốc thường xuất hiện các vết đốm màu đen, trắng hoặc xanh tạo mùi ẩm mốc khó chịu. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu từ 2 yếu tố là độ ẩm và nhiệt độ. Cụ thể:
-
Nhiệt độ: Môi trường ẩm ướt kết hợp với nhiệt độ cao là điều kiện thích hợp để nấm mốc sinh sôi. Nếu bạn không kịp thời kiểm soát có thể khiến gỗ bị mốc. Do đó, việc trang bị máy đo nhiệt độ độ ẩm trong phòng là điều cần thiết nếu bạn muốn sử dụng đồ gỗ lâu năm.
-
Độ ẩm: Độ ẩm không khí đo được từ nhiệt ẩm kế nằm trong khoảng 55-65% sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ. Tuy nhiên, độ ẩm cao >70% không chỉ khiến gỗ bị mốc mà còn ảnh hưởng đến kết cấu, thay đổi bề mặt gỗ. Đặc biệt là những sản phẩm không được sấy khô theo đúng kỹ thuật càng dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố độ ẩm.
3 Cách xử lý gỗ bị mốc đơn giản, hiệu quả
Gỗ bị mốc không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng 3 cách xử lý gỗ bị mốc sau đây:
Phơi nắng
Ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím có khả năng phá vỡ cấu trúc của các tế bào nấm mốc. Do đó, sử dụng ánh nắng tự nhiên là một trong những phương pháp xử lý gỗ mốc hiệu quả bạn có thể tham khảo. Không những vậy, phương pháp này còn làm khô đồ gỗ và khử mùi hôi an toàn, đơn giản.
Bạn có thể chọn những ngày nắng ráo để mang đồ gỗ ra phơi trong khoảng vài giờ. Lưu ý, phương pháp này chỉ phù hợp với những vết mốc nhẹ. Trường hợp nặng hơn, bạn cần tham khảo ý kiến của thợ chuyên nghiệp.
Sử dụng chanh hoặc giấm
Chanh và dấm là những nguyên liệu có tính axit cao, rất hiệu quả trong việc loại bỏ nấm mốc. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần pha chanh hoặc giấm theo tỷ lệ 1:4 và xoa đều lên bề mặt gỗ cho đến khi hết nấm mốc.
Nếu muốn bề mặt gỗ có độ bóng, bạn có thể pha thêm dầu oliu vào hỗn hợp và sử dụng như bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý bảo quản đồ gỗ sau xử lý ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nấm mốc tái phát. Ngoài ra, với gỗ mốc nhẹ, bạn có thể sử dụng các biện pháp khác như oxy già, nước rửa chén, bã cà phê hoặc than củi để xử lý gỗ mốc.
Sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng
Trường hợp gỗ bị mốc nặng, bạn cần sử dụng hóa chất chuyên dụng như thuốc tẩy mốc, dung dịch khử trùng, sản phẩm bảo vệ gỗ,... Khi thực hiện, bạn cần trang bị dụng cụ bảo hộ để tránh tổn thương da, mắt và đường hô hấp. Nếu không có đủ tự tin, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các đơn vị xử lý chuyên nghiệp.
Hướng dẫn cách chống ẩm mốc cho đồ gỗ hiệu quả
Để tránh đồ gỗ bị mốc và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, bạn có thể áp dụng một số cách chống ẩm mốc cho đồ gỗ ngay sau đây:
Cách bảo quản đồ gỗ không bị mốc
Để đồ gỗ luôn có độ bền cao, bóng đẹp trong thời gian sử dụng, bạn cần bảo quản một cách đúng đắn. Hãy tham khảo một số lưu ý sau để quá trình bảo quản của bạn trở nên hiệu quả hơn nhé!
-
Để đồ gỗ ở nơi khô ráo thoáng mát: Điều này hạn chế gỗ hút ẩm từ môi trường gây ra tình trạng nấm mốc, hư hỏng.
-
Thường xuyên làm sạch: Bạn dùng khăn khô để lau sạch bụi bẩn trên bề mặt gỗ để hạn chế tình trạng ẩm mốc.
-
Sử dụng máy hút ẩm: Bạn có thể sử dụng máy hút ẩm để đảm bảo không khí trong gia đình luôn trong điều kiện tiêu chuẩn, đặc biệt là vào mùa nồm.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất đồ gỗ đều trang bị máy đo độ ẩm gỗ để kiểm soát độ ẩm gỗ ở ngưỡng an toàn từ 15 - 18%. Một số thiết bị bán chạy hiện nay bạn có thể tham khảo: Wagner Orion 910, Máy đo độ ẩm gỗ MD-812, Total Meter MS-W,...
Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng máy đo độ ẩm gỗ đơn giản, dễ hiểu
- Top 3 máy đo độ ẩm gỗ loại nào tốt nên mua hiện nay
Dùng sơn ngăn mối mọt, nấm mốc
Dùng sơn là một trong những phương pháp ngăn mối mọt, ẩm mốc hiệu quả được nhiều người tin dùng. Bạn chỉ cần lau sạch bề mặt nội thất, sau đó dùng giấy ráp hoặc máy chà nhám để loại bỏ những vị trí nấm mốc xuất hiện, sau đó dùng sơn chống ẩm sơn lại khoảng 2-3 lớp là hoàn thành.
Như vậy, tramthoitiet.com đã tổng hợp những nguyên nhân gỗ bị mốc, cách xử lý gỗ bị mốc và cách chống ẩm mốc trong bài viết này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy truy cập website thbvietnam.com hoặc gọi điện đến hotline 0904 810 817 - Hà Nội và 0979 244 335 - Hồ Chí Minh để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn