0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Tìm hiểu công thức tính độ ẩm sau sấy chính xác, đơn giản

Tramthoitiet.com 18/10/2024 625 lượt xem

    Các nghiên cứu cho thấy, độ ẩm quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm sau sấy. Để kiểm soát độ ẩm này, bạn cần sử dụng công thức tính độ ẩm sau khi sấy chính xác. Nếu chưa biết cách áp dụng thì dưới đây là những thông tin hữu ích mà tramthoitiet.com muốn chia sẻ đến bạn, tham khảo ngay nhé!

    Độ ẩm nguyên liệu sau sấy bao nhiêu là phù hợp?

    Độ ẩm nguyên là lượng nước có trong nguyên liệu, được biểu diễn bởi phần trăm giữa khối lượng nước và khối lượng chung của nguyên liệu. Thông thường để bảo quản nguyên liệu lâu hơn, người ta sử dụng phương pháp sấy để giảm độ ẩm so với ban đầu. 

    Độ ẩm nguyên liệu phù hợp
    Độ ẩm nguyên liệu phù hợp

    Mỗi nguyên liệu sấy có yêu cầu chỉ số ẩm khác nhau, thường nằm trong khoảng 5% đến 30%. Ví dụ, đậu phộng có yêu cầu độ ẩm sấy là 13%, tiêu xanh 10%, nho 15-18%, ca cao 6-7%, thực phẩm tẩm ướp dưới 15% và thực phẩm khô bò, khô gà yêu cầu độ ẩm sấy dưới 10%. Bạn nên sử dụng công thức tính độ ẩm sau khi sấy chính xác để kiểm soát tỷ lệ, đảm bảo đạt yêu cầu để bảo quản được lâu hơn.  

    Công thức tính độ ẩm sau khi sấy

    Dưới đây, tramthoitiet.com sẽ chia sẻ công thức tính độ ẩm sau khi sấy đơn giản giúp bạn dễ dàng xác định độ ẩm của nguyên liệu:

    Nguyên liệu có độ ẩm <18%

    Với những nguyên liệu yêu cầu độ ẩm <18% như quả, củ, hạt, vật liệu rời, bột rắn,...bạn cần sử dụng đến các dụng cụ thí nghiệm như cốc thủy tinh, cân phân tích, cân sấy ẩm. Trước tiên, bạn cân trọng lượng của vật liệu để xác định khối lượng mẫu. Sau đó, sử dụng cân sấy ẩm hoặc tủ sấy và tiến hành quá trình sấy khô vật liệu. Cuối cùng tiếp tục cân vật liệu để tiến hành so sánh kết quả trước và sau khi sấy. Nếu sai số không quá 0,5% thì khối lượng không đổi.

    Sử dụng cân sấy ẩm để sấy vật phẩm
    Sử dụng cân sấy ẩm để sấy vật phẩm

    Công thức tính độ ẩm sau khi sấy đối với loại nguyên liệu này như sau:

    ω = (G1 - G2)/G × 100; %

    Trong đó: 

    • G1: Khối lượng hộp và nguyên liệu trước khi sấy, tính theo đơn vị gam. 

    • G0: Khối lượng hộp không, tính theo đơn vị gam. 

    • G2: Khối lượng hộp và nguyên liệu sau khi sấy, tính theo đơn vị gam. 

    • G: Khối lượng mẫu cần xác định, tính theo công thức G = G1-G0. 

    Xem thêm: 

    Nguyên liệu có độ ẩm >18%

    Một số loại nguyên liệu có độ ẩm >18% như bột nhão, đường non, mỡ, bột sệt, dầu thực vật,... bạn cần sử dụng công thức tính độ ẩm sau khi sấy riêng biệt. Cách thực hiện tương tự như trên, bạn cần chuẩn bị một số thiết bị như cốc đựng mẫu vật, cân sấy ẩm,... Với cân sấy ẩm, bạn chọn loại có độ chính xác cao, chịu nhiệt tốt như Ohaus MB23Ohaus MB120Kern DBS 60-3,....

    Đầu tiên, bạn trộn đều nguyên liệu và lấy khoảng 20g để tiến hành thí nghiệm. Sau đó, sử dụng cân sấy ẩm và sấy khô vật liệu ở 105 độ C. Khi kết thúc quá trình, bạn cân lại vật mẫu để xác định độ ẩm. Nếu độ ẩm vẫn chưa đạt dưới 18% theo yêu cầu thì tiếp tục sấy ở 130 độ C trong khoảng 40 phút. 

    Bạn có thể tính theo công thức như sau:

    W = 100 - G.g %

    Trong đó:

    • G: Khối lượng vật mẫu 20g sau khi sấy ở 105 độ C và đạt độ ẩm tiêu chuẩn dưới 18%. 

    • g: Khối lượng vật mẫu 5g lấy từ G và sấy cho đến khi khối lượng không đổi. 

    Nguyên liệu dạng dung dịch đặc

    Nguyên tắc xác định độ ẩm dung dịch đặc là làm bốc hết hơi nước để thu được lượng ẩm trong dung dịch. Với các nguyên liệu này, bạn cần sử dụng đũa thủy tinh, cân phân tích, tủ sấy,... Trước tiên, bạn tiến hành lấy 10-15g đun cách thủy để bay hết hơi nước có trong vật liệu. Sau đó, lấy vật mẫu tiếp tục sấy trong tủ với nhiệt độ 105 độ C. 

    Xác định độ ẩm nguyên liệu dạng dung dịch đặc
    Xác định độ ẩm nguyên liệu dạng dung dịch đặc

    Cuối cùng, bạn sử dụng công thức tính độ ẩm sau khi sấy như sau:

    G = (G1 - G2) / G × 100% 

    Trong đó: 

    • G1: Khối lượng mẫu trước khi cô đặc. 

    • G2: Khối lượng mẫu sau khi cô đặc.

    • G: Khối lượng mẫu ban đầu.

    Xem thêmCách xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô chi tiết, đơn giản

    Một số lưu ý khi bảo quản sản phẩm sấy

    Khi thực hiện sấy khô vật phẩm, bạn cần lưu ý một số thông tin cơ bản như sau:

    • Làm sạch mẫu trước khi sấy đảm bảo chất lượng mẫu và an toàn sức khỏe cho người sử dụng. 

    • Phân loại và chọn phương pháp sấy thực phẩm theo mục đích sử dụng để tối ưu quá trình sấy, giúp tiết kiệm chi phí. 

    • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của thực phẩm sấy đảm bảo việc bảo quản diễn ra tốt nhất. 

    • Sau khi sấy cần đựng sản phẩm trong túi nilong, hút chân không hoặc để trong tủ kính hoặc kho lạnh để đảm bảo chất lượng. 

    • Một số loại quả mọng nước như dưa hấu, hồng, xoài,.. nên lựa chọn phương pháp sấy dẻo để giữ nguyên hương vị và chất lượng sản phẩm. 

    Lưu ý khi bảo quản sản phẩm sau sấy
    Lưu ý khi bảo quản sản phẩm sau sấy

    Trên đây, tramthoitiet.com đã chia sẻ công thức tính độ ẩm sau khi sấy chính xác hy vọng giúp bạn thực hiện quá trình này nhanh chóng hơn. Đừng quên theo dõi thbvietnam.com hoặc gọi điện đến hotline 0904 810 817 - Hà Nội và 0979 244 335 - Hồ Chí Minh để được tư vấn chuyên sâu nhé!

    625 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn