Tìm hiểu cấu tạo máy đo pH, nguyên lý và ứng dụng trong thực tế
Máy đo pH là thiết bị chuyên dùng để đo độ axit hoặc kiềm của một dung dịch, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác nhất về chất lượng sản phẩm, môi trường,... Vậy cấu tạo máy đo pH như thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng tramthoitiet.com giải đáp chi tiết trong bài viết này nhé!
Cấu tạo của máy đo pH
Máy đo pH thường bao gồm 2 bộ phận chính là: đầu dò và đồng hồ đo. Cụ thể như sau:
Đầu dò
Thông thường, đầu dò của máy đo pH được tạo thành từ 2 điện cực: Điện cực cảm biến thủy tinh và điện cực tham chiếu. Trong đó, điện cực cảm biến thủy tinh có 1 bóng đèn được làm từ một loại thủy tinh đặc biệt, có khả năng nhạy cảm với ion H+. Khi điện cực này tiếp xúc với dung dịch các ion H+ sẽ trao đổi với các ion bên trong điện cực, tạo ra một điện thế. Điện thế này tỉ lệ thuận với độ pH của dung dịch.

Điện cực tham chiếu có bóng đèn được tạo bởi thủy tinh hoặc nhựa không dẫn điện, đóng vai trò cung cấp một điện thế ổn định để so sánh với điện thế tạo ra bởi điện cực thủy tinh. Hiện nay, một số máy đo pH được thiết kế với 2 đầu dò riêng biệt, đảm bảo độ chính xác cao nhất khi đo đạc.
Đồng hồ đo
Sau khi thu được kết quả, đồng hồ cơ của máy đo pH sẽ hiển thị kết quả thông qua vạch chỉ số thể hiện trên đồng hồ. Nếu thiết bị có đồng hồ điện thì sẽ hiển thị trực tiếp trên màn hình.

Nguyên lý máy đo pH hoạt động
Tương tự phương pháp đo độ pH bằng quỳ tím truyền thống, máy đo pH hay bút đo pH cũng dựa trên sự thay đổi hiệu điện thế hay tín hiệu điện khi test trong dung dịch cần đo. Khi nhúng điện cực vào mẫu vật cần đo, máy sẽ xác định nồng độ ion H+ hoặc H- để xác định tính axit hoặc bazo.

Theo đó, axit khi hòa tan trong nước sẽ có điện tích dương (H+), nồng độ ion mang điện tích dương càng lớn thì tính axit càng cao, độ pH đo được sẽ nhỏ hơn 7. Tương tự, kiềm hoặc bazo hòa tan trong nước thường mang điện tích âm (H-). Khi nồng độ các ion mang điện tích âm càng cao thì tính bazơ càng mạnh, độ pH đo được sẽ lớn hơn 7. Khi độ pH đo được bằng 7 chứng tỏ dung dịch mẫu có tính trung hòa.
Xem thêm: Top 5 máy đo pH trong thủy canh được ưa chuộng hiện nay
Ứng dụng thực tế của máy đo pH
Hiện nay, máy đo pH là dụng cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu khoa học đến sản xuất công nghiệp và đời sống hàng ngày. Người dùng có thể lựa chọn các dòng máy đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: thiết bị đo pH Hanna, thiết bị đo pH Total Meter,.. để đảm bảo chất lượng cũng như khả năng làm việc của thiết bị.

Bạn có thể sử dụng máy trong nhiều công việc như:
-
Ngành công nghiệp: Máy đo pH đáp ứng nhu cầu đo pH trong quá trình sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất dược phẩm, xử lý nước và sản xuất hóa chất.
-
Nông nghiệp: Sản phẩm giúp nông dân điều chỉnh độ pH của đất, kiểm tra chất lượng nước và nuôi trồng thủy sản.
-
Y tế: Máy được dùng để đo pH máu, nước tiểu và các dung dịch sinh học khác.
-
Môi trường: Bạn có thể sử dụng máy để giám sát chất lượng nguồn nước, phát hiện ô nhiễm, đo pH đất.
-
Phòng thí nghiệm: Đo pH của các dung dịch trong các thí nghiệm hóa học, sinh học, phân tích mẫu,...
Như vậy, tramthoitiet.com đã giúp bạn giải đáp cấu tạo máy đo pH bao gồm những bộ phận gì cũng như nguyên lý hoạt động và ứng dụng trong thực tế. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho bạn.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn