0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT và mức cồn cho phép tối đa

Tramthoitiet.com 12/06/2024 1134 lượt xem

    Tại thời điểm hiện tại, luật pháp yêu cầu mọi người tham gia giao thông không được tiếp xúc với nồng độ cồn trong hơi thở và máu vượt quá ngưỡng quy định. Vậy nồng độ cồn trong hơi thở cho phép là bao nhiêu? Quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT cụ thể như thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau:

    CSGT kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông khi nào?

    Việc kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông của CSGT được thực hiện dựa trên các quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Thông tư 65/2020/TT-BCA. 

    CSGT kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông khi nào?
    CSGT kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông khi nào?

    Trong các trường hợp sau đây, CSGT có thể yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn:

    • Thực hiện theo các mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được phê duyệt.
    • Để bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm khác theo văn bản để nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra và các cơ quan chức năng liên quan.
    • Báo cáo, phản ánh, đề xuất và tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân và phương tiện.
    • Ngoài ra, Luật pháp cũng quy định rằng CSGT hoàn toàn có quyền kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ và các pháp luật liên quan để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.

    Vì vậy, CSGT vẫn có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn trong trường hợp không có văn bản chỉ định trước đó. Tuy nhiên, CSGT thường kiểm tra nồng độ cồn dựa trên chuyên môn hơn. 

    Trong đó, công cụ phổ biến nhất để CSGT kiểm tra liệu người tham gia giao thông có uống rượu bia hay không là máy đo nồng độ cồn trong hơi thở. Đó là lý do tại sao rất nhiều người mua máy thổi nồng độ cồn để xác định và đảm bảo rằng nồng độ cồn của họ không vượt quá mức cho phép trước khi tham gia giao thông.

    Xem thêmMáy đo nồng độ cồn của CSGT có bao nhiêu loại? Top 3 sản phẩm bán chạy

    Quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT

    Theo các văn bản pháp luật kể trên. quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT được thực hiện nhưa sau:

    1. Chiến sĩ CSGT yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe để thực hiện kiểm tra nồng độ cồn.

    2. Sau đó, chiến sĩ chào người dân bằng điều lệnh và thông báo việc kiểm tra nồng độ cồn.

    3. Tiếp theo, CSGT sẽ hướng dẫn người dân thực hiện thổi khí vào máy đo nồng độ cồn. Nếu bạn có thắc mắc về thiết bị đo như tem kiểm định, số se-ri thì có thể yêu cầu chiến sĩ giải thích. Kết quả đo nồng độ cồn sẽ hiển thị trên màn hình của máy, kết quả phải được công khai, minh bạch.

    Lưu ý, CSGT phải thay ống thổi sau mỗi lần kiểm tra nồng độ cồn cho một người. Điều này là để đảm bảo vệ sinh cũng như ngăn chặn bệnh truyền nhiễm lây lan.

    Quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT
    Quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT

    Xem thêm: Các mẹo hết nồng độ cồn trong hơi thở nhanh chóng có hiệu quả không?

    Nồng độ cồn trong hơi thở cho phép khi tham gia giao thông

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, người tham gia giao thông không được phép có cồn trong hơi thở. Điều này có nghĩa là khi đo đạc bằng máy thổi nồng độ cồn và trong hơi thở của bạn có cồn dù là mức độ nào thì vẫn bị phạt theo khung hình phạt mới nhất.

    Cụ thể: Mức phạt nồng độ cồn mới nhất hiện nay cho từng loại xe

    Nồng độ cồn trong hơi thở cho phép khi tham gia giao thông
    Đã lái xe không nên uống rượu bia

    Vì vậy, tốt nhất khi tham gia giao thông, bạn không nên uống rượu bia. Nếu đã uống hay đảm bảo nghỉ ngơi khoảng 24h để cồn tiêu hết hoặc nhờ bạn bè, người thân đưa về.

    Tuy nhiên, tùy vào thể trạng từng người mà thời gian hết cồn sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn có thể chuẩn bị trước một máy đo nồng độ cồn trên xe và mang theo bên người để đo trước khi tham gia giao thông.

    Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT, cũng như mức độ cồn được cho phép trong máu và hơi thở. Để nhận được tư vấn chuyên sâu và báo giá chi tiết nhất về các sản phẩm máy đo nồng độ cồn chính hãng, hãy liên hệ ngay với các số hotline 0904 810 817 ở Hà Nội và 0979 244 335 ở Hồ Chí Minh hoặc truy cập Thbvietnam.com.

    1134 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn