0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Máy khoan là gì? Cấu tạo và công dụng của máy khoan

Tramthoitiet.com 21/10/2024 173 lượt xem

    Máy khoan cầm tay là thiết bị không thể thiếu trong thi công công trình, sửa chữa nhà ở, làm mộc, cơ khí và chế tạo sản phẩm. Vậy máy khoan là gì, có cấu tạo và công dụng như thế nào? Theo dõi bài viết và cùng tramthoitiet.com tìm kiếm câu trả lời ngay sau đây!

    Tìm hiểu máy khoan là gì?

    Giải đáp máy khoan là gì khá đơn giản, đây là một thiết bị bao gồm mũi khoan và thân động cơ. Trong đó, mũi khoan được dùng để khoan, đục lỗ, bắt vít trên nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, kim loại, bê tông, nhựa,...

    Máy khoan bao gồm mũi khoan và thân động cơ
    Máy khoan bao gồm mũi khoan và thân động cơ

    Đuôi của mũi khoan sẽ được gắn vào thân động cơ. Khi được cấp nguồn điện, động cơ máy được cấp năng lượng làm chuyển động mũi khoan. Hiện nay, máy khoan thực hiện nhiều chức năng như khoan gỗ, khoan sàn, khoan tường, trang trí nhà,..     

    Phân loại máy khoan

    Thông thường, có 2 cách phân loại máy khoan như sau:

    Dựa trên nguồn hoạt động

    Dựa trên nguồn cấp năng lượng, máy khoan cầm tay được chia thành máy khoan điện và máy khoan pin. Trong đó:

    • Máy khoan điện: Là thiết bị hoạt động dựa trên nguồn cấp trực tiếp từ mạng lưới điện. Do đó, máy có tính ổn định cao, công suất lớn và chạy khỏe trên nhiều vật liệu khác nhau. Tuy nhiên, do nhận nguồn điện từ dây dẫn nên máy bị hạn chế về khoảng cách và không gian làm việc. 

    • Máy khoan pin: Đây là dòng sản phẩm nhận năng lượng từ pin thay vì nguồn dẫn điện trực tiếp. Máy có trọng lượng nhẹ, thiết kế nhỏ gọn nên được đánh giá cao về khả năng linh hoạt cũng như dễ dàng sử dụng trên nhiều địa hình khác nhau. Tuy nhiên, máy khoan pin chỉ có thể hoạt động giới hạn trong năng lượng pin, công suất thấp và không phù hợp khoan những vật liệu cứng liên tục.  

    Máy khoan pin Makita
    Máy khoan pin Makita

    Phân loại trên nguyên lý hoạt động và chức năng

    Xét theo nguyên lý hoạt động, máy khoan bao gồm các dòng sản phẩm sau đây:

    • Máy khoan bắt vít: Thiết bị cho phép người dùng khoan vật dụng kết hợp với tháo/vặn/siết con ốc vít hiệu quả. 

    • Máy khoan động lực: Là thiết bị có khả năng khoan trên nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, kim loại, thép, gạch, bê tông,... Máy được sử dụng phổ biến trong gia đình, công trường xây dựng và lắp ráp chuyên dụng.  

    • Máy khoan búa (khoan bê tông): Đây là dòng máy được trang bị thêm các chế độ như chuyển động xoay, xoay kết hợp tịnh tiến và chuyển động tịnh tiến. Các chức năng này có công suất mạnh mẽ giúp người dùng khoan đục trên bề mặt các vật liệu cứng như bê tông, kim loại, gỗ cứng,... Khi tắt chế độ búa, máy khoan vẫn có thể thực hiện các chức năng thông thường như vặn vít, khoan vật thể. 

    • Máy khoan góc: Đây là dòng máy khoan có trọng lượng nhẹ nhất, thường được sử dụng để khoan bắt và tháo ốc tại những vị trí nhỏ hẹp hoặc góc khuất mà máy khoan thường không thể thực hiện được. 

    • Máy khoan từ: Điểm nổi bật của máy khoan từ đó là được trang bị đế từ nam châm hút chặt vào bề mặt phẳng của vật liệu. Ngoài ra, máy được trang bị thêm một mũi khoan chuyên dụng có khả năng khoan khoan lỗ, taro, khoan doa vát miệng lỗ trên bề mặt kim loại. 

    Máy khoan bê tông Bosch
    Máy khoan bê tông Bosch

     

    Tìm hiểu về cấu tạo máy khoan

    Mỗi dòng máy khoan lại có cấu tạo và đặc trưng khác nhau để phù hợp với nhu cầu người sử dụng. Cụ thể: 

    Cấu tạo máy khoan pin

    Hiện nay trên thị trường có khá nhiều thương hiệu máy khoan nổi tiếng. Nhìn chung, cấu tạo máy khoan Bosch, máy khoan Makita hay các thương hiệu khác như Dewalt, Stanley đều có chung đặc điểm như sau: 

    • Cấu tạo bên ngoài: Gồm có đầu kẹp mũi khoan, vòng xoay điều chỉnh, nút điều chỉnh, công tắc đảo chiều, nút khóa để tắt mở, thân máy, nút bấm tháo pin, đèn led. 

    • Cấu tạo bên trong: Vị trí lắp pin, động cơ chổi than hoặc không chổi than, công tắc bóp, roto và stato, bộ truyền động, bộ điều khiển.

    Cấu tạo bên ngoài của máy khoan pin
    Cấu tạo bên ngoài của máy khoan pin

     

    Cấu tạo máy khoan điện

    Cấu tạo máy khoan cầm tay dùng điện có một số điểm tương đồng với máy khoan pin. Xong, do sử dụng nguồn cấp khác nhau nên máy khoan điện vẫn có một số điểm khác biệt. Cụ thể, cấu tạo máy khoan tay dùng điện như sau:

    • Cấu tạo bên ngoài: Gồm có thân máy và tay cầm, vỏ máy, dây điện, cò, các nút điều chỉnh,...

    • Cấu tạo bên trong: Gồm có bộ khởi động máy, nguồn điện của máy, giá đỡ chổi than và chổi than, Roto và stato của động cơ, quạt gió, bánh răng, trục khoan, đầu kẹp mũi khoan, vòng bi trục động cơ.

    Cấu tạo bên trong của máy khoan điện
    Cấu tạo bên trong của máy khoan điện

    Xem thêm: 

    Công dụng của máy khoan

    Máy khoan là thiết bị không thể thiếu đối với gia đình, kỹ thuật viên cho đến thợ chuyên nghiệp. Ứng dụng trong kỹ thuật, máy được sử dụng rộng rãi để lắp đặt, sửa chữa, chế tạo trong nhiều lĩnh vực như gỗ, xây dựng, sửa chữa, sản xuất công nghiệp,...

    Các dòng máy khoan có thiết kế gọn nhẹ, công suất thấp hơn thường được sử dụng để hoàn thành công việc đơn giản như lắp đặt nội thất, sửa chữa các thiết bị hư hỏng, chế tạo đồ handmade,... Từ đó giúp người dùng tiết kiệm sức lực và nâng cao năng suất hiệu quả công việc.  

    Máy khoan được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
    Máy khoan được sử dụng trong nhiều lĩnh vực

    Như vậy, tramthoitiet.com đã chia sẻ máy khoan là gì, cấu tạo và công dụng của máy khoan chi tiết trong bài viết này. Hy vọng qua đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như lựa chọn được thiết bị phù hợp với bản thân mình. Để được tư vấn và mua sắm với giá tốt nhất, bạn hãy liên hệ đến hotline Hà Nội: 0904 810 817 và TP.HCM: 0979 244 335 ngay hôm nay!

    173 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn