0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Độ nhám bề mặt là gì? Tiêu chuẩn đánh giá độ nhám bề mặt

Tramthoitiet.com 23/07/2024 62 lượt xem

    Trong ngành gia công, độ nhám bề mặt là yếu tố rất quan trọng trong giúp đánh giá chất lượng của một sản phẩm trước và sau gia công. Vậy độ nhám bề mặt là gì? Tiêu chuẩn đánh giá độ nhám bề mặt là gì? Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

    Độ nhám bề mặt là gì?

    Độ nhám bề mặt hay còn gọi là độ bóng bề mặt có tên gọi tiếng anh là Surface Roughness. Hay nói cách khác, độ nhám chính là mức độ gồ ghề và không đồng đều của bề mặt vật liệu gia công.

    Trên thực tế, các vật liệu sau khi gia công sẽ rất khó nhận biết được những vị trí mấp mô nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Vì vậy, thợ gia công thường sử dụng thiết bị đo chuyên dụng như máy đo độ nhám nhằm xác định chính xác chất lượng bề mặt vật liệu. Độ nhám bề mặt có đơn vị là micromet (µm) đối với hệ mét, microinch (µin) đối với hệ Anh. 

    Độ nhám bề mặt là gì ?
    Độ nhám bề mặt là gì ? 

    Xem thêmMáy đo độ nhám là gì? Đơn vị đo và cấu tạo máy đo độ nhám

    Tiêu chuẩn và các cấp độ của độ nhám bề mặt

    Như đã nêu ở trên, tiêu chuẩn và mức độ của độ nhám bề mặt sẽ giúp cho chúng ta đảm bảo được chất lượng gia công của vật liệu. Vậy độ nhám bề mặt được xác định qua 2 tiêu chí: Sai lệch trung bình Ra (Roughness Average) và chiều cao nhấp nhô Rz (Maximum Height of Profile).

    Độ nhám của bề mặt bao gồm hai tiêu chuẩn chính
    Độ nhám của bề mặt bao gồm hai tiêu chuẩn chính

    Dưới đây là thông tin chi tiết của 2 tiêu chuẩn Ra và Rz:

    Chỉ tiêu

    Sai lệch trung bình Ra

    Chiều cao nhấp nhô Rz

    Đơn vị đo

    µm

    µm

    Cách tính

    Lấy trung bình các giá trị tuyệt đối: profile (hi) trong khoảng chiều dài chuẩn (L).

    Lấy trị số trung bình: tổng các giá trị tuyệt đối của chiều cao 5 đỉnh cao nhất (ti) và chiều sâu của 5 đáy thấp nhất (ki) của profile trong khoảng chiều dài chuẩn (L).

    Ứng dụng trong việc đánh giá độ nhám bề mặt

    Cấp 5 đến cấp 11

    Cấp 1 đến cấp 5 

    Cấp 13, 14

    Độ nhám bề mặt được chia thành 14 cấp độ (Theo TCVN 2511 : 2007). Trong đó: cấp độ 1 là cấp độ thấp nhất (chất lượng bề mặt thô nhất), cấp độ 14 là cấp độ cao nhất ( chất lượng bề mặt nhẵn bóng nhất) và cấp độ như bảng sau đây:

    Cấp độ

    Chất lượng bề mặt

    Tiêu chuẩn độ nhám

    Chiều dài chuẩn L (mm)

    Ra (µm)

    Rz (µm)

    1

    Thô

    80 - 40

    320 - 160

    80

    2

    40 - 20

    160 - 80

    3

    20 - 10

    80 - 40

    4

    10 - 5

    40 - 20

    5

    Bán tinh

    5 - 2.5

    20 - 10

    2.5

    6

    2.5 - 1.25

    10 - 6.3

    7

    1.25 - 0.63

    6.3 - 3.2

    8

    Tinh

    0.63 - 0.32

    3.2 - 1.6

    0.25

    9

    0.32 - 0.16

    1.6 - 0.8

    10

    0.16 - 0.08

    0.8 - 0.4

    11

    0.08 - 0.04

    0.4 - 0.2

    12

    Siêu tinh

    0.04 - 0.02

    0.2 - 0.1

    0.08

    13

    0.02 - 0.01

    0.1 - 0.05

    14

    0.01 - 0.005

    0.05 - 0.025

    Xem thêm3 Cách đo độ nhám bề mặt chính xác, phổ biến hiện nay

    Các yếu tố ảnh hưởng tới độ nhám bề mặt 

    Độ nhám bề mặt của vật liệu thường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình gia công. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm chính là vật liệu được sử dụng để gia công. Các đặc điểm về tính chất của vật liệu: độ cứng, độ dẻo, sự biến dạng và cấu tạo của vật liệu cũng tác động đến độ nhám bề mặt.

    Tiếp theo, tốc độ cắt của các các loại máy gia công cũng có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến độ nhám. Tương tự như tốc độ, chiều sâu khi cắt cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến độ nhám của bề mặt. 

    Độ nhám bề mặt bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vết cắt nông hay sâu
    Độ nhám bề mặt bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vết cắt nông hay sâu

    Ngoài ra, độ nhám còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như rung động khi sử dụng, lỗi hay hỏng hóc thiết bị,... Bên cạnh đó, môi trường như độ ẩm, nhiệt độ cũng là một yếu tố làm ảnh hướng tới độ nhám bề mặt trong quá trình gia công.

    Ứng dụng độ nhám bề mặt trong các lĩnh vực

    Độ nhám bề mặt là một trong những tiêu chí cần thiết và được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật hay sản xuất. Với những lĩnh vực khác nhau, độ nhám bề mặt sẽ có vai trò và mức độ ảnh hưởng khác nhau. 

    Cơ khí và chế tạo máy móc

    Độ nhám bề mặt có ảnh hưởng đến quá trình lắp ghép các chi tiết của máy cũng như độ ma sát, độ ồn và độ rung của máy móc. Với các bộ phận như xi lanh, van và piston thì độ nhám bề mặt còn ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như hiệu suất của động cơ đó. Độ nhám càng cao thì ma sát và độ bám dính càng cao. Độ nhám bề mặt càng nhỏ thì sẽ càng giúp cho chi tiết chống được sự ăn mòn hóa học. 

    Các chi tiết được dùng trong ngành cơ khí
    Các chi tiết được dùng trong ngành cơ khí

    Sản xuất và chế biến thực phẩm

    Độ nhám bề mặt có vai trò giúp chúng ta dễ dàng làm sạch các thiết bị bao gồm rất nhiều máy móc cũng như các loại dụng cụ như: máy xay sinh tố, máy cắt, máy trộn, máy ép hay dao, thớt, nồi xoong….. trong sản xuất hay lĩnh vực chế biến thực phẩm. Ngoài ra, với những máy móc hay thiết bị có độ nhám càng cao còn có thể sẽ làm giảm đi độ ồn hay độ rung của máy.

    Y tế và thiết bị y tế 

    Trong lĩnh vực y tế, hầu hết các thiết bị và công cụ như: dao mổ, kéo, vít, khay…. đều quy định phải có độ nhám đúng chuẩn. Điều đó sẽ giúp đảm bảo thiết bị, công cụ có độ bền cao, không bị hoen gỉ trong quá trình sử dụng Ngoài ra, độ nhám bề mặt cũng ảnh hưởng đến khả năng khử trùng của các dụng cụ y tế, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

    Một số công cụ y tế trong phòng phẫu thuật
    Một số công cụ y tế trong phòng phẫu thuật

    Sản xuất khuôn mẫu

    Độ nhám bề mặt của khuôn mẫu ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sản phẩm được đúc hoặc ép. Đặc biệt là những sản phẩm đòi hỏi độ hoàn thiện cao như thiết bị điện tử và cá chi tiết nhựa. Ứng dụng độ nhám được áp dụng cho sản xuất các loại khuôn khác nhau như: khuôn nhựa và cao su, khuôn kim loại, khuôn dập.

    Sơn phủ 

    Độ nhám bề mặt của vật liệu cần sơn phủ ảnh hưởng đến độ bám dính, độ bền và tính thẩm mỹ của sơn. Chính vì vậy việc kiểm tra độ bền của bề mặt sơn phủ là một trong những bước quan trọng để đảm bảo lớp sơn đạt chất lượng cao và khó bong tróc.

    Qua bài viết này, thbvn.com hy vọng rằng đã đem đến cho bạn đọc thêm thông tin hữu ích về độ nhám bề mặt cũng như tiêu chuẩn đánh giá độ nhám bề mặt. Nếu như các bạn quan tâm và có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline/Zalo: 0902.148.147 (Hà Nội) -  0979.244.335 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất nhé!

    62 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn