0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

3 Cách đo độ nhám bề mặt chính xác, phổ biến hiện nay

Tramthoitiet.com 22/07/2024 84 lượt xem

    Đo độ nhám bề mặt là một bước quan trọng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi gia công. Vậy chúng ta cần phải biết cách đo độ nhám bề mặt. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về 3 cách đo độ nhám bề mặt chính xác, phổ biến hiện nay nhé!

    1. So sánh với bề mặt thử nghiệm tiêu chuẩn

    Đây là phương pháp được thực hiện bằng mắt hoặc thông qua việc dò tìm khi đem một bề mặt tiêu chuẩn để so sánh. Bề mặt so sánh cần đảm bảo từ cùng loại vật liệu và cách gia công với bề mặt mà chúng ta muốn kiểm tra độ nhám. Bề mặt tiêu chuẩn theo quy chuẩn từng cấp độ nhám. Các bề mặt chuẩn này phải được thử nghiệm và kiểm tra cả bên trong lẫn bên ngoài.

    Cách so sánh này được thực hiện bằng cả trực quan (mắt thường) lẫn phương pháp thử nghiệm bằng móng tay (Tiếng anh: fingernail test). 

    • Với phương pháp nhìn bằng mắt thường: Đầu tiên chúng ta sẽ tiến tiến hành điều chỉnh sao cho đúng với góc chiếu của ánh sáng và sau đó sẽ dùng mắt thường quan sát bề mặt thông qua kính lúp.

    • Với phương pháp thử nghiệm bằng móng tay: Chúng ta sẽ dùng móng tay làm trầy xước bề mặt của mẫu thử và mặt chuẩn một cách nhẹ nhàng. Sau đó, quan sát kết quả và đánh giá được tiêu chuẩn nào là tương tự với mẫu thử nhất.

    Bề mặt thử nghiệm tiêu chuẩn chính xác nhất
    Bề mặt thử nghiệm tiêu chuẩn chính xác nhất

    Đây là cách rất thuận tiện cho người sử dụng để ước tính độ nhám bề mặt sản phẩm gia công. Ngoài ra cách này cũng phù hợp với các kỹ sư thiết kế khi đánh giá độ nhám trên bản vẽ chi tiết. Ưu điểm của phương pháp này chính là không cần thiết bị, có thể dễ dàng so sánh và tốn ít chi phí. Tuy nhiên thì nhược điểm chính là độ chính xác không cao, kết quả dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm đánh giá chủ quan của người thực hiện. 

    2. Cách đo độ nhám bề mặt bằng máy đo

    Phương pháp so sánh với bề mặt thử nghiệm phụ thuộc vào người đo nên sẽ hạn chế rất nhiều, vì vậy để có kết quả chính xác và tiết kiệm thời gian hơn, người ta thường lựa chọn máy đo chuyên dụng. Với phương pháp sử dụng máy đo độ nhám, chúng ta cần thực hiện qua các bước sau:

    • Bước 1: Trước khi đo đạc điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó chính là đảm bảo máy đo hoạt động tốt và chọn đầu dò phù hợp với bề mặt chúng ta sẽ tiến hành đo. Ngoài ra, vật liệu cần phải được đảm bảo rằng sạch sẽ và được nằm trên một mặt phẳng và không bị tác động bởi lực trong quá trình đo.

    • Bước 2: Bước này chúng ta tiến hành cài đặt thông số phù hợp. Sau đó, chúng ta sẽ tiến hành dùng đầu dò di chuyển trên bề mặt vật liệu mà chúng ta muốn đo. Trong suốt quá trình đo cần đảm bảo rằng đầu dò di chuyển đúng vị trí đo mà chúng ta đã xác định.

    Máy đo độ nhám mang đến kết quả đo chính xác 
    • Bước 3: Kết thúc quá trình đo, máy sẽ trả các kết quả về độ nhám bề mặt như Ra, Rz, Rq, Rt, qua đó chúng ta sẽ xác định được độ nhám bề mặt của vật liệu.

    Ưu điểm của phương pháp đo này chính là máy cho ra kết quả chính xác. Với cách đo thứ hai này thường sẽ phù hợp với hầu hết các bề mặt và vật liệu khác nhau.

    Xem thêmMáy đo độ nhám cầm tay loại nào tốt, nên mua hiện nay?

    3. Đo độ nhám bề mặt bằng kỹ thuật quang học

    Đối với kỹ thuật quang học để đánh giá độ nhám thì chúng ta sẽ không cần phải tiếp xúc với bề mặt. Kỹ thuật này dựa trên sự phản xạ của ánh sáng, khuếch tán và tán xạ của ánh sáng thông qua công nghệ hồng ngoại laser. 

    Cũng tương tự như đo bằng đầu dò stylus, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm sạch bề mặt mẫu đo và giữ nguyên mẫu đo trong suốt quá trình đo. Bắt đầu khởi động máy, lúc này máy sẽ dùng ánh sáng laser hoặc ánh sáng trắng để chiếu lên bề mặt, sau đó sẽ thu được dữ liệu từ sự phản xạ của ánh sáng từ bề mặt vật liệu. Dữ liệu này được thể hiện dưới dạng hình ảnh 3D.

    Phương pháp đo độ nhám bằng kỹ thuật quang học thường sử dụng bề mặt nhỏ
    Phương pháp đo độ nhám bằng kỹ thuật quang học thường sử dụng bề mặt nhỏ 

    Với cách đo này sẽ giúp chúng ta nhận được kết quả đo chính xác và chi tiết. Tuy nhiên thì chi phí cao, yêu cầu về điều kiện môi trường cũng khá khắt khe như: môi trường ổn định và không chịu ảnh hưởng của ánh sáng xung quanh. Không những thế với cách đo này do máy ở vị trí cố định cùng với tính linh động không cao nên chỉ phù hợp với đối tượng đo các bề mặt không quá lớn.

    Thông qua bài viết mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng rằng đã đem đến cho bạn đọc thêm thông tin hữu ích về 3 cách đo độ nhám bề mặt chính xác, phổ biến hiện nay. Nếu các bạn quan tâm đến các sản phẩm dùng để đo độ nhám bề mặt, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua thbvietnam.com hoặc maydochuyendung.com theo hotline: 0902.148.147 (Hà Nội) -  0979.244.335 (Hồ Chí Minh) của chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất nhé!

    84 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn