Cập nhật quy định xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ
Việc hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định xử phạt hành chính giao thông đường bộ không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho bản thân mà còn góp phần giảm thiểu tai nạn và đảm bảo trật tự giao thông cho xã hội. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cập nhật nhất về các quy định xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ, giúp bạn dễ dàng tiếp cận và tuân thủ đúng pháp luật khi tham gia giao thông.
Quy định xử phạt hành chính giao thông đường bộ vi phạm nồng độ cồn
Theo các quy định hiện hành, cụ thể trong Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định: Cấm tuyệt đối điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia nồng độ cồn được áp dụng với hầu hết các loại hình giao thông: xe máy, ô tô, xe đạp, cụ thể như sau:
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy
Đối với xe máy, các mức phạt vi phạm nồng độ cồn được áp dụng dựa trên nồng độ cồn trong máu và trong hơi thở của người điều khiển, cụ thể như sau:
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50mg/100mL máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1mL khí thở | Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) |
Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 50 miligam đến 80mg/100mL máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1L khí thở | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) |
Vượt 80mL máu hoặc vượt quá 4mg/1L khí thở | Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6) |
Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô
Theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm nồng độ cồn, ô tô là phương tiện có mức phạt cao nhất. Cũng như xe máy, ô tô được chia thành 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển:
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) |
Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp
Nhiều người điều khiển xe đạp lầm tưởng rằng uống rượu bia lái xe đạp sẽ không bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Nhưng thực tế, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã có những quy định cụ thể về mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp, chi tiết trong bảng sau:
Nồng độ cồn | Mức tiền |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) |
Để tránh bị phạt hành chính và các hình thức bổ sung khác do lỗi nồng độ cồn khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện giao thông có thể sử dụng máy đo nồng độ cồn để kiểm tra nồng độ trong cơ thể một cách nhanh chóng, chính xác.
Xem thêm: Quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT và mức cồn cho phép tối đa
Xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ với người chạy quá tốc độ
Vượt quá tốc độ cho phép là một lỗi phổ biến khi tham gia giao thông, đặc biệt là với nhóm người trẻ tuổi. Vi phạm này, tương tự như lỗi vi phạm nồng độ cồn, được áp dụng hình thức xử phạt cho từng loại phương tiện và mức độ vi phạm. Cụ thể:
Người điều khiển ô tô chạy quá tốc độ
Căn cứ theo khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, điều khiển ô ô chạy quá tốc độ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức phạt vi phạm hành chính đối với người lái ô tô vượt quá tốc độ được chia thành từng mức trong bảng sau:
Chạy quá tốc độ | Mức phạt tiền | Phạt bổ sung |
Vượt quá tốc độ quy định từ 05 km/h - dưới 10 km/h | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng | |
Vượt quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h | Phạt tiền 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng | Tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng |
Vượt quá tốc độ quy định từ 20 km/h tới 35 km/h | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Tước Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng |
Vượt quá tốc độ quy định từ 35 km/h | Phạt tiền từ 10.000.000 đống đến 12.000.000 đồng | Tước Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng |
Mức xử phạt đối với mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định người điều khiển xe máy chạy vượt quá tốc độ sẽ chịu các mức xử phạt như sau:
Chạy quá tốc độ | Mức phạt tiền | Phạt bổ sung |
Chạy quá tốc độ theo quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h | Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng | |
Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng | |
hạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng giấy pháp lái xe từ 2 đến 4 tháng |
Xem thêm: Top 5 máy đo nồng độ cồn Sentech bán chạy nhất 2024
Xử phạt hành chính giao thông đường bộ với người gây tai nạn
Theo Khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định "Nghiêm cấm bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn trách nhiệm." Căn cứ quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông đường bộ và không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn, không trình báo với cơ quan có thẩm quyền, hoặc không tham gia cấp cứu người bị nạn có thể bị xử phạt như sau:
Gây tai nạn giao thông | Mức phạt tiền | Phạt bổ sung |
Người điều khiển ô tô | Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng | Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. |
Người lái xe máy kéo, xe máy chuyên dùng | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng. |
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. |
Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) | Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng |
Trong bài viết này, Trạm thời tiết đã cung cấp, tổng hợp đầy đủ, chi tiết về các quy định xử phạt giao thông đường bộ mới nhất. Nếu còn thắc mắc, mong muốn được giải đáp, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi theo Hotline Hà Nội: 0904.810.817 - Hồ Chí Minh: 0979.244.335 hoặc truy cập thbvietnam.com nhé!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn