0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cách sử dụng máy đo nhiệt độ hồng ngoại chính xác, dễ hiểu

Tramthoitiet.com 3 tháng trước 83 lượt xem

    Máy đo nhiệt độ hồng ngoại cho khả năng đo từ xa, người dùng có thể đo lường nhiệt độ từ khoảng cách xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp với vật thể. Với thiết kế nhỏ gọn dạng súng cùng cấu tạo đơn giản, các dòng máy đo nhiệt này vô cùng tiện lợi, dễ đo lường ngay cả cho người mới bắt đầu. Và nếu bạn chưa biết cách sử dụng máy đo nhiệt độ hồng ngoại thì cùng đừng lo lắng! Trong bài viết này, Tramthoitiet.com sẽ chia sẻ chi tiết tới bạn đọc. 

    Nguyên lý đo nhiệt độ bằng hồng ngoại

    Nguyên lý hoạt động của máy đo nhiệt độ hồng ngoại dựa trên khả năng thu thập và xử lý bức xạ hồng ngoại từ các vật thể rồi chuyển đổi nó thành giá trị nhiệt độ tương ứng. Máy đo nhiệt bằng hồng ngoại được trang bị các cảm biến hoặc máy ảnh chuyên dụng để thu thập bức xạ hồng ngoại từ các vật thể. Bức xạ này được phát ra dựa trên nhiệt độ của vật thể và có đặc tính riêng phản ánh mức độ nhiệt độ.

    Nguyên lý đo nhiệt độ bằng hồng ngoại
    Nguyên lý đo nhiệt độ bằng hồng ngoại

    Sau khi thu thập được bức xạ hồng ngoại, máy đo nhiệt độ sử dụng các thuật toán và mô hình tính toán để chuyển đổi bức xạ này thành giá trị nhiệt độ tương ứng. Kết quả nhiệt độ được hiển thị trên màn hình của máy đo nhiệt độ hồng ngoại. Màn hình này thường cung cấp thông tin về nhiệt độ đo được cũng như các thông số khác như thời gian, đơn vị đo, và thông tin thêm về cài đặt và chức năng.

    Ý nghĩa ký hiệu chức năng của máy đo nhiệt độ hồng ngoại

    Ký hiệu chức năng trên máy đo nhiệt độ hồng ngoại thường được thiết kế để người sử dụng dễ dàng hiểu và điều chỉnh các chức năng khác nhau của thiết bị.

    • MAX: Đo nhiệt độ cao nhất
    • MIN: Đo nhiệt độ thấp nhất
    • DIF: Tính toán sai số giữa nhiệt độ hiện tại và nhiệt độ của lần đo lần cuối cùng trước đó.
    • AVG: Đo nhiệt độ trung bình
    • HAL: Cảnh báo cho người sử dụng khi nhiệt độ đo vượt quá giới hạn cao được cài đặt trước.
    • LAL: Cảnh báo cho người sử dụng khi nhiệt độ đo dưới mức giới hạn thấp được cài đặt trước.
    • STO: Lưu trữ giữ liệu. 
    • EMS: Thiết lập cài đặt âm thanh cảnh báo khi nhiệt độ đo đạt đến một mức độ nhất định.
    • HOLD: Giữ kết quả đo hiện tại trên màn hình.
    Ý nghĩa ký hiệu chức năng của máy đo nhiệt độ hồng ngoại
    Ý nghĩa ký hiệu chức năng của máy đo nhiệt độ hồng ngoại

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý nghĩa các nút bấm chức năng cơ bản trên các dòng máy đo nhiệt độ hồng ngoại như:

    • Mode: Nút này thường được sử dụng để chuyển đổi giữa các chế độ hoạt động của máy.
    • Lock: Dùng để khóa hoặc mở khóa các chức năng của máy đo, khi "Lock" được kích hoạt, các nút chức năng khác trên máy đo có thể không hoạt động, nhằm ngăn chặn sự thay đổi không mong muốn.
    • Độ C/Độ F: Nút này được sử dụng để chuyển đổi giữa đơn vị đo nhiệt độ Celsius và Fahrenheit.

    Xem thêm: 

    Cách sử dụng máy đo nhiệt độ hồng ngoại 

    Khi dùng bất kì một thiết bị đo nhiệt độ nào cũng luôn đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác để đảm bảo kết quả đo đáng tin cậy. Chính vì vậy, bạn nên kiểm tra và cài đăt các thông số đo phù hợp để quá trình đo nhiệt không bị gián đoạn. 

    Cách sử dụng máy đo nhiệt độ hồng ngoại 
    Cách sử dụng máy đo nhiệt độ hồng ngoại 

    Kiểm tra pin: Nếu pin ở tình trạng sắp hết, bạn chỉ cần mở nắp lưng của súng đo và lắp pin mới vào, đảm bảo lắp đúng cực theo hướng chỉ định.

    Bật máy: Bấm vào cò để khởi động máy.

    Chọn chế độ cài đặt: Nhấn vào nút cài đặt trên máy. Ví dụ: đối với súng đo nhiệt độ từ xa Fulke, bạn cần nhấn nút SEL để truy cập vào chế độ cài đặt hoặc súng đo nhiệt độ Extech thì bấm nút Mode.

    Theo yêu cầu và nhu cầu sử dụng của bạn, bạn có thể cài đặt các thông số sau:

    • Ngôn ngữ: Chọn ngôn ngữ mà bạn muốn sử dụng trên máy.
    • Âm thanh cảnh báo: Thiết lập cảnh báo cho ngưỡng nhiệt độ cao và thấp.
    • Đèn nền: Cài đặt đèn nền để dễ dàng quan sát trong điều kiện ánh sáng yếu.
    • Tia laser: Cho phép hoặc vô hiệu hóa tia laser dùng để hướng dẫn đo lường.
    • Hệ số phát xạ nhiệt: Điều chỉnh hệ số này dựa trên loại vật thể bạn đang đo để có kết quả đo chính xác nhất.

    Sau khi cài đặt mỗi thông số, nhấn nút SET để lưu lại toàn bộ quá trình cài đặt của bạn. 

    Và hầu hết các dòng máy đo nhiệt độ hồng ngoại như Fluke 62 Max, Flir TG56, Testo 830-T1,... đều có cấu tạo cơ bản giống nhau nên việc sử dụng cũng rất đơn giản. Để thực hiện quy trình đo nhiệt độ bằng súng bắn nhiệt độ hồng ngoại một cách chính xác và an toàn, bạn có thể tuân theo các bước sau:

    Tiến hành đo nhiệt độ bằng súng bắn nhiệt độ hồng ngoại
    Tiến hành đo nhiệt độ bằng súng bắn nhiệt độ hồng ngoại

    Bước 1: Đầu tiên, xác định vị trí hoặc mục tiêu mà bạn muốn đo nhiệt độ và chú ý đứng càng gần đối tượng, kết quả đo sẽ càng chính xác hơn.

    Bước 2: Hướng tia laser của súng đo nhiệt độ hồng ngoại vào vị trí mục tiêu mà bạn muốn đo, tia laser sẽ giúp bạn xác định chính xác vị trí cần đo trên mục tiêu.

    Bước 3: Khi đã xác định vị trí và chỉnh hướng tia laser, nhấn và giữ nút cảm biến trên súng đo để bắn tia hồng ngoại vào mục tiêu. Sau đó, đợi máy đo hiển thị kết quả nhiệt độ trên màn hình.

    Bước 4: Khi máy đo hiển thị kết quả, ghi lại nhiệt độ được đo trên mục tiêu. Bạn cũng có thể chụp ảnh hoặc lưu lại kết quả nếu máy có tính năng này để sử dụng cho mục đích ghi chú hoặc phân tích sau này.

    Lưu ý: Việc đứng càng gần mục tiêu sẽ mang lại kết quả đo chính xác hơn và luôn tuân thủ các biện pháp an toàn khi sử dụng súng bắn nhiệt độ hồng ngoại.

    Trên đây là những chia sẻ của Tramthoitiet.com tới bạn đọc về cách sử dụng máy đo nhiệt độ hồng ngoại chính xác, dễ hiểu. Để được tư vấn hoặc hỗ trợ về các dòng súng đo nhiệt độ hồng ngoại, hãy liên hệ tới Hotline 0904 810 817 - Hà Nội và 0979 244 335 - Hồ Chí Minh hoặc truy cập vào website thbvietnam.com hoặc maydochuyendung.com để tham khảo thêm các sản phẩm khác. 

    83 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn