Cách đo độ pH của nước đúng chuẩn, dễ thực hiện tại nhà
Độ pH của nước là chỉ số quan trọng phản ánh tính axit hay kiềm của nguồn nước. Để giúp bạn dễ dàng kiểm tra tại nhà, Tramthoitiet.com chia sẻ các cách đo độ pH của nước từ phương pháp thủ công đến sử dụng thiết bị đo hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao và dễ dàng thực hiện.
Các cách đo độ pH của nước phổ biến
Hiện nay có nhiều cách đo độ pH của nước, từ đơn giản đến hiện đại. Tuy nhiên, để đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn đảm bảo độ chính xác, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
Kiểm tra độ pH của nước bằng quỳ tím
Quỳ tím là phương pháp truyền thống, dễ thực hiện với chi phí thấp. Chỉ cần nhúng quỳ vào mẫu nước, giấy quỳ sẽ đổi màu phụ thuộc vào độ pH. Nếu nước có tính kềm (pH>7) quỳ tím sẽ chuyển sang xanh. Trong khi đó, nếu nước có tính axit (pH<7), quỳ tím sẽ chuyển sang đỏ và nước trung tính (pH=7) thì giấy quỳ đổi màu xanh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cho kết quả tương đối.

Cách đo độ pH nước bằng dung dịch chỉ thị màu
Dung dịch chỉ thị màu hoạt động dựa trên nguyên lý tương tự như quỳ tím nhưng cho kết quả chính xác hơn. Khi trộn một số dung dịch chỉ thị màu như phenolphtalein, methyl da cam vào nước sẽ khiến nước đổi màu sắc ở khoảng pH hẹp. Sự thay đổi màu sắc này biểu thị độ pH của nước.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
Bước 1. Lấy một lượng nước vào ống nghiệm sạch.
Bước 2. Nhỏ 2-3 giọt dung dịch chỉ thị màu vào mẫu nước.
Bước 3. Lắc nhẹ và quan sát sự thay đổi màu sắc.
Bước 4. So sánh màu sắc với thang màu pH theo từng dung dịch sử dụng, ví dụ:
-
Phenolphtalein: pH < 8 sẽ không đổi màu dung dịch, pH > 10 dung dịch sẽ chuyển đỏ.
-
Methyl Red: pH<4 dung dịch sẽ chuyển màu đỏ, pH>7 dung dịch sẽ chuyển sang vàng và trong khoảng 4-7 thì dung dịch đổi màu từ đỏ, cam và vàng.

Cách đo độ pH trong nước bằng máy chuyên dụng
Đo độ pH bằng máy đo độ pH là phương pháp hiện đại, cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Đây là cách đo độ pH của nước đơn giản, chính xác nhất phù hợp cho các nhu cầu đo đạc chuyên nghiệp, đòi hỏi độ chính xác cao.
Để sử dụng máy đo pH, bạn cần thực hiện theo thứ tự các bước như sau:
Bước 1. Chuẩn bị máy đo pH: Lựa chọn máy đo pH phù hợp với nhu cầu sử dụng. Một số dòng sản phẩm nổi bật bạn có thể lựa chọn như: máy đo pH Hanna, máy đo pH Total Meter,..
Bước 2. Hiệu chuẩn máy: Trước khi đo, cần hiệu chuẩn máy bằng dung dịch chuẩn pH 4.01, 7.01 và 10.01 để đảm bảo độ chính xác.
Bước 3. Làm sạch điện cực: Rửa điện cực của máy bằng nước cất để loại bỏ tạp chất, sau đó lau khô nhẹ nhàng.
Bước 4. Lấy mẫu nước: Cho mẫu nước cần đo vào cốc sạch, đảm bảo mẫu đủ để ngập đầu điện cực.
Bước 5. Thực hiện đo: Nhúng đầu điện cực vào mẫu nước, bật máy và đợi vài giây cho đến khi số liệu trên màn hình ổn định.
Bước 6. Đọc kết quả: Giá trị pH sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình máy. Sau khi đo xong, rửa sạch điện cực và bảo quản đúng cách.

Xem thêm: Tìm hiểu cấu tạo máy đo pH, nguyên lý và ứng dụng trong thực tế
Những lưu ý quan trọng khi kiểm tra độ pH của nước
Khi kiểm tra độ pH của nước, để đảm bảo kết quả chính xác và đáng tin cậy, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:
-
Chọn phương pháp phù hợp: Mỗi phương pháp đo (quỳ tím, dung dịch chỉ thị màu, máy đo pH) đều có ưu nhược điểm riêng. Hãy lựa chọn phương pháp tùy theo nhu cầu và độ chính xác mong muốn.
-
Sử dụng dụng cụ sạch: Các dụng cụ như cốc đựng nước, điện cực máy đo, giấy quỳ cần được làm sạch kỹ lưỡng để tránh nhiễm bẩn, làm sai lệch kết quả.
-
Bảo quản dụng cụ đo: Giấy quỳ tím và dung dịch chỉ thị cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Điện cực máy đo cần được bảo quản trong dung dịch chuyên dụng.
-
Thời điểm đo: Đo độ pH vào các thời điểm khác nhau trong ngày để có kết quả toàn diện, nhất là trong nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất nước uống.
Nên chọn phương pháp nào để đo độ pH của nước?
Việc lựa chọn phương pháp đo độ pH của nước phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, mức độ chính xác mong muốn và điều kiện thực tế. Nếu bạn cần đo nhanh, đơn giản và chi phí thấp, phương pháp dùng giấy quỳ tím là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính tương đối, không chính xác tuyệt đối, chủ yếu dùng cho kiểm tra sơ bộ.
Nếu bạn cần kết quả chính xác hơn nhưng chi phí vẫn phải hợp lý, sử dụng dung dịch chỉ thị màu là phương pháp được ưu tiên. Dung dịch này cho phép so sánh màu sắc với bảng màu chuẩn, giúp ước lượng độ pH rõ ràng hơn so với quỳ tím, phù hợp cho các hộ gia đình và ứng dụng trong nông nghiệp cơ bản.

Trong trường hợp yêu cầu độ chính xác cao, đo nhiều lần và cần số liệu cụ thể, máy đo pH là lựa chọn tốt nhất. Máy đo không chỉ cho kết quả chính xác mà còn có khả năng bù nhiệt, lưu trữ kết quả và đo nhanh chóng, đặc biệt phù hợp cho các phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất hoặc người dùng chuyên nghiệp.
Nhìn chung, mỗi cách đo độ pH của nước sẽ có những ưu nhược điểm riêng biệt phù hợp với từng yêu cầu khác nhau. Hy vọng qua những chia sẻ này của tramthoitiet.com, bạn sẽ nắm chắc cách thực hiện đơn giản giúp hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Để được tư vấn chi tiết hơn về các loại máy kiểm tra chất lượng nước, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến hotline: 0904810817 (Hà Nội) hoặc 0918132242 (TP Hồ Chí Minh) ngay hôm nay!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn