0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Bê tông bị rỗ: Nguyên nhân và cách xử lý bê tông bị rỗ

Tramthoitiet.com 2 tháng trước 140 lượt xem

    Bê tông bị rỗ có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm suy giảm tính chất cơ học, độ bền của công trình. Vậy nguyên nhân bê tông bị rỗ do đâu? Cách xử lý bê tông bị rỗ thế nào? Trong bài viết này, Tramthoitiet.com chia sẻ thông tin chi tiết.

    Nguyên nhân bê tông bị rỗ

    Bê tông là một loại vật liệu xây dựng phổ biến và quan trọng được tạo thành từ việc kết hợp các thành phần chính bao gồm xi măng, cát, đá và nước. Khi hòa trộn các thành phần này với nhau, chất liệu bắt đầu hoá cứng và trở thành một vật liệu rắn và có độ bền cao sau quá trình đóng kết.

    Tuy nhiên, sẽ có những sai xót trong quá trình đổ bê tông dẫn tới bề mặt bê tông bị rỗ hoặc có các lỗ rỗng trong bê tông làm giảm độ bền và mất tính thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân bê tông bị rỗ do đâu? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé. 

    Nguyên nhân bê tông bị rỗ
    Nguyên nhân bê tông bị rỗ
    • Khi tỉ lệ của các thành phần trong hỗn hợp bê tông không được tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn, bê tông có thể trở nên yếu và dễ bị rỗ.
    • Trộn vữa không đều có thể dẫn đến việc hình thành không đồng đều của các hạt cát và đá, tạo điều kiện cho sự hình thành các lỗ rỗng trong bê tông sau khi đóng khuôn.
    • Các vị trí bê tông không đạt độ sâu cần thiết hoặc không được đổ đầm kỹ có thể tạo ra không gian trống dưới bề mặt bê tông, khiến cho không khí có thể đi vào và tạo ra những lỗ hổng trong bề mặt, dẫn đến hiện tượng bề mặt bê tông bị rỗ.
    • Nếu bê tông được đổ quá dày, các cốt liệu lớn như sỏi, đá có thể không lọt vào bên trong và chỉ có vữa xi măng lọt vào. Điều này gây ra hiện tượng phân tầng trong hỗn hợp bê tông, dẫn đến việc bề mặt bê tông bị rỗ hoặc các cột bê tông không đồng đều và không chắc chắn.
    • Cốp pha sử dụng quá 2 lần sẽ dẫn đến bị bẩn, sẽ có bê tông dư bám trên bề mặt ván khuôn dẫn đến việc đúc không hoàn hảo.
    • Nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp có thể ảnh hưởng đến quá trình đóng kết của bê tông, gây ra sự hình thành các lỗ rỗng và rỗ trong bề mặt.
    • Nếu cốp pha không được lắp chặt sẽ làm cho xi măng lỏng chảy ra khỏi cốp pha khiến vật liệu sẽ thiếu xi măng làm chất kết dính.
    • Sử dụng các vật liệu không đạt tiêu chuẩn hoặc không được lưu trữ và xử lý đúng cách cũng có thể gây ra hiện tượng bê tông bị rỗ.

    Cách xử lý bê tông bị rỗ 

    Đối với các vết rỗ nhỏ trên bề mặt bê tông, trước hết anh em cần sử dụng công cụ đục hoặc máy mài để đục và làm sạch các vị trí rỗ trên bề mặt bê tông. Chú ý loại bỏ bụi bẩn, vật liệu lỏng và các vụn nhỏ dễ bong để chuẩn bị cho quá trình sửa chữa.

    Cách xử lý bê tông bị rỗ bề mặt
    Cách xử lý bê tông bị rỗ bề mặt

    Phối trộn vữa xi măng với nước theo tỷ lệ 1:2 hoặc 1:2,5 để tạo ra hỗn hợp vữa đồng đều và dễ thi công. Lưu ý: khuấy đều hỗn hợp để đạt được độ kết dính chắc chắn, phù hợp cho việc trát bê tông. Sau đó, trát vữa xi măng đã phối trộn vào các vị trí rỗ trên bề mặt bê tông đủ mạnh và đều đặn để tăng độ bám chắc vào bề mặt bê tông cũ. 

    Đối với các vết rỗ lớn, sâu thì cách xử lý hiệu quả nhất đó là đổ lại bê tông. Tiếp tục, phối trộn một hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và đá nhỏ mác cao hơn mác bê tông để tạo ra một vật liệu đồng nhất. Với trường hợp bị rỗ sâu, bạn có thể sử dụng súng phun vữa để phun vào các vị trí bị rỗ. 

    Anh em cũng nên thực hiện các biện pháp kiểm soát, đo và theo dõi mức độ độ ẩm của hỗn hợp bê tông trong quá trình làm khô và đông đặc như sử dụng máy đo độ ẩm bê tông. Sau khi vữa đã khô hoàn toàn, anh em hãy sử dụng máy mài hoặc giấy nhám để mài hoặc đánh bóng bề mặt bê tông sẽ giúp tạo ra một bề mặt mịn màng và đồng đều.

    Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bê tông bạn nên biết

    Cách đổ cột bê tông không bị rỗ

    Để đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn, anh chị em cần tuân thủ một số nguyên tắc và kỹ thuật cụ thể trong quá trình thi công sau đây đảm bảo chất lượng bê tông cột nhé. 

    Kiếm tra cốp pha trước khi tiến hành đổ bê tông

    Kiểm tra cốp pha trước khi tiến hành đổ bê tông là một bước quan trọng để đảm bảo rằng quá trình đổ bê tông diễn ra một cách suôn sẻ và không gây hiện tượng rỗ sâu, rỗ bền mặt. Dưới đây là một số bước cần thực hiện trong quá trình kiểm tra cốp pha:

    Kiếm tra cốp pha trước khi tiến hành đổ bê tông
    Kiếm tra cốp pha trước khi tiến hành đổ bê tông
    • Trước tiên, cần xác định cốp pha được đặt ở vị trí chính xác và đứng vững trên mặt đất chưa. Kiểm tra xem cốp có bị lệch hoặc rung lắc không, đảm bảo cốp không di chuyển hoặc lật nhào khi đổ bê tông.
    • Các thanh thép cần được gắn chặt vào cốp pha và không dễ bị lệch hoặc di chuyển trong quá trình đổ bê tông. Nếu xuất hiện chỗ hở hoặc khe hở nào trên bề mặt cốp pha anh em hãy sử dụng keo dính hoặc chất kín khác để bịt chặt các khe hở ngay nhé. 
    • Kiểm tra kích thước và hình dạng của cốp pha, đảm bảo chúng đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ. Đồng thời, bề mặt bên trong của cốp pha phải sạch sẽ và không có bất kỳ vật thể nào gây trở ngại cho quá trình đổ bê tông.
    • Trước khi đổ bê tông, tưới nước vào bề mặt của cốp pha bởi khi bê tông được đổ vào cốp pha, nước trong bê tông có thể bị hút vào bề mặt của cốp pha, làm cho bề mặt của bê tông trở nên khô và mất đi tính thẩm mỹ. Nếu cốp pha không đủ ẩm, nước từ bê tông sẽ bị hút vào cốp, gây ra hiện tượng rỗ trên bề mặt của cột khi tháo dỡ.

    Bằng cách thực hiện các bước kiểm tra này một cách cẩn thận và kỹ lưỡng, bạn có thể đảm bảo rằng cốp pha sẽ chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đổ bê tông, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng của công trình xây dựng.

    Cách đổ bê tông cột không bị rỗ

    Cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn
    Cách đổ bê tông cột không bị rỗ đúng tiêu chuẩn
    • Nên đổ bê tông từ trên cùng của ván khuôn nếu chiều cao của ván khuôn hoặc tường không dài đáng kể. Sau đó, bê tông nên được đổ tại hoặc gần vị trí cuối cùng của cột.
    • Đổ bê tông thành từng lớp có độ dày từ 30 cm đến 50 cm nếu chiều cao cột lớn.
    • Khoảng thời gian giữa các lớp bê tông liên tiếp không được dài hơn 30 phút đối với điều kiện đổ bê tông bình thường và 20 phút trong điều kiện thời tiết nóng.
    • Rung, đầm từng lớp để nén chặt bê tông. Rút máy rung hay đầm lên từ từ sau khi đã đầm xong từng lớp bê tông để tránh tạo ra nhiều bọt khí trong bê tông.
    • Ngăn chặn sự va đập của bê tông vào tường ván khuôn trong quá trình đổ, nếu không sự phân tách bê tông sẽ xảy ra và có thể tạo ra tổ ong ở đáy phần bê tông.
    • Đối với các cột lớn và hẹp, bắt đầu đổ bê tông với vữa dày 5 đến 10cm để tránh tích tụ đá rời ở phía dưới dẫn đến hình thành tổ ong. 

    Bảo dưỡng bê tông

    Bảo dưỡng bê tông sau khi tháo dỡ cốp pha trong 36-48 giờ là một bước quan trọng để đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình. Do vậy, anh em cần lưu ý một số điểm sau:

    Theo dõi độ ẩm bê tông và nhiệt độ môi trường

    Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến quá trình đông cứng của bê tông. Ở nhiệt độ 20-30 độ C, xi măng đông cứng chậm lại, giúp tăng cường độ một cách từ từ và ổn định, hạn chế các hiện tượng nứt nẻ do co ngót nhiệt. Khi nhiệt độ quá cao trên 40 độ C, tốc độ hydrat hóa của xi măng tăng đáng kể, dẫn đến dễ bị nứt nẻ. Ngược lại, nhiệt độ quá thấp có thể làm chậm quá trình đông cứng và làm giảm cường độ của bê tông.

    Theo dõi độ ẩm bê tông và nhiệt độ môi trường
    Theo dõi độ ẩm bê tông và nhiệt độ môi trường

    Anh em cũng nên lưu ý điều chỉnh sao cho độ ẩm bê tông càng lâu thì càng tốt sau khi đổ giúp giảm thiểu hiện tượng nứt nẻ do co ngót. Theo các chuyên gia ngành xây dựng, bê tông cần được duy trì ở độ ẩm tương đối khoảng 80-90% trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu, đặc biệt là trong 2-4 ngày đầu tiên.

    Trong các công trình xây dựng, máy đo độ ẩm bê tông thường được lựa chọn để giúp theo dõi chính xác các thông số về nhiệt độ và độ ẩm của bê tông, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố phát sinh.

    Xem thêmĐộ ẩm tường bao nhiêu thì sơn được? Cách đo độ ẩm tường đơn giản

    Giữ ẩm cho bê tông

    Anh em có thể sử dụng các vật liệu như vải bạt, bao tải ẩm, hoặc nilon để che phủ bề mặt bê tông, giúp duy trì độ ẩm. Nếu điều kiện thời tiết khô ráo, có thể phun nước nhẹ nhàng lên bề mặt bê tông để giữ ẩm. Ngoài ra, có thể dùng các loại hợp chất bảo dưỡng chuyên dụng để tạo lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự bay hơi nước từ bề mặt bê tông.

    Trên đây là những chia sẻ của Butkythuatso.com tới bạn đọc về bê tông bị rỗ: Nguyên nhân và cách xử lý bê tông bị rỗ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích tới bạn đọc. Mọi thông tin liên hệ hotline hỗ trợ 24/7 tại Hà Nội: 0904.810.817 và Hồ Chí Minh: 0979.244.335 để giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng về các sản phẩm máy đo độ ẩm bê tông.

    140 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn