Tìm hiểu về phương pháp đo màu lab
Phương pháp đo màu lab được dùng trong các lĩnh vực in ấn, nhuộm màu. Vậy phương pháp đo màu lab là gì? Đặc điểm của hệ màu lab là gì? Hãy cùng Trạm thời tiết tìm hiểu ngay nhé!
Hệ màu lab là gì?
Trước khi biết phương pháp đo màu lab là gì, chúng ta cần biết hệ màu lab là gì? Hệ màu lab là một hệ màu của photoshop, được phát triển bởi CIE (International Commission on Illumination). Đây là hệ màu khá phức tạp, dựa trên cảm nhận sắc tố của mắt người.
Các giá trị Lab mô tả tất cả những màu mà mắt một người bình thường có thể nhìn thấy được. Chế độ màu LAB khác với hệ màu RGB hay CMYK. Hệ màu lab cho màu sắc chân thực và giống với màu sắc mà mắt người quan sát được.
Phương pháp đo màu lab là gì?
Phương pháp đo màu lab còn được gọi là phương pháp đo màu cielab. Đây là cách đo màu bằng không gian màu lab. Không gian này được chia thành độ sáng (L*) và hai thành phần màu (a* biểu thị giá trị đỏ và xanh lá, b* biểu thị giá trị xanh dương và vàng). Trong đó:
-
Kênh L (Lightness): Biểu diễn độ sáng của màu sắc, giá trị dao động từ 0 (đen tuyệt đối) đến 100 (trắng tuyệt đối). Kênh này chỉ chứa các thông tin về độ sáng mà không có giá trị màu nào thực sự.
-
Kênh a (Green-Red axis): Kênh a biểu diễn màu sắc từ xanh lá cây đến đỏ. Giá trị âm thể hiện màu xanh lá cây, giá trị dương thể hiện màu đỏ.
-
Kênh b (Blue-Yellow axis): Kênh b biểu diễn màu sắc từ xanh dương đến vàng. Giá trị âm thể hiện màu xanh dương, giá trị dương thể hiện màu vàng.
Theo hệ màu lab:
-
△L có giá trị càng lớn: Màu trên mẫu nghiên về màu trắng.
-
△L có giá trị càng bé: Màu trên mẫu nghiên về màu đen.
-
△a có giá trị càng lớn: Màu trên mẫu nghiên về màu đỏ.
-
△a có giá trị càng bé: Màu trên mẫu nghiên về màu xanh.
-
△b có giá trị càng lớn: Màu trên mẫu nghiên về màu vàng.
-
△b có giá trị càng bé: Màu trên mẫu nghiên về màu xanh.
Xem thêm: Phương pháp so màu là gì? Các phương pháp so màu phổ biến
Đặc điểm của hệ màu lab
Hệ màu Lab là một mô hình màu độc lập với thiết bị thường được dùng như một cơ sở tham chiếu khi chuyển đổi một màu từ một không gian màu này sang một không gian màu khác. hệ màu lab được dùng nhiều trong việc so màu. Chúng giúp phối màu và phân biệt màu sắc các mẫu một cách chuẩn xác thông qua máy so màu.
Ưu điểm của phương pháp đo màu lab
-
Phương pháp đo màu lab có thể chỉnh sửa độ sáng mà vẫn giữ nguyên được màu gốc. Vì vậy, các thao tác cơ bản như levels, sharpen hoặc các filter dùng trong photoshop sẽ cho kết quả màu tốt hơn khi sử dụng màu LAB. Các chuyên gia Photoshop thường dùng hệ màu Lab để căn chỉnh sáng tối.
-
Hệ màu lab mô phỏng cách nhìn màu sắc của con người, giúp đạt được sự đồng nhất về màu sắc trong thiết kế đồ họa và xử lý ảnh.
-
Mô hình CIE Lab có không gian màu cố định, độc lập đối với thiết bị. Chúng có sự phân tách riêng về giá trị màu và độ sáng của màu sắc.
-
Hệ màu lab tương thích với các hệ màu khác. Chúng có thể chuyển đổi sang các hệ màu khác như RGB, CMYK, Grayscale.
-
Bạn có thể chuyển đổi hệ màu RGB thành Lab để căn chỉnh màu rồi chuyển sang CMYK để in ấn. Điều này sẽ làm giảm sự khác biệt màu khi in.
Xem thêm: Top 5 máy soi màu vải chất lượng đáng mua nhất hiện nay
Nhược điểm của hệ màu lab
Hệ màu lab có nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, chúng vẫn có một nhược điểm nhỏ. Nhiều máy in dùng hệ màu CMYK. Khi in, màu sắc của sản phẩm có thể bị khác với màu của bản thiết kế bằng hệ màu Lab. Để màu của ấn phẩm được chuẩn nhất, bạn cần chuyển hệ màu từ LAB sang CMYK trước khi in ấn.
Ứng dụng của phương pháp đo màu cielab
Hệ màu lab thường được sử dụng trong các công việc sau:
-
Thiết kế đồ họa.
-
Xử lý ảnh, chỉnh sửa ảnh, video.
-
Nghiên cứu màu sắc.
-
Dùng trong sản xuất màu, sản phẩm in ấn, dệt may,...
Bài viết đã gửi đến bạn những thông tin quan trọng về phương pháp đo màu lab. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn giải đáp. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy đo màu, vui lòng truy cập các website Maydochuyendung.com và Thbvietnam.com để được hỗ trợ nhé!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn