Tìm hiểu độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt là bao nhiêu?
Sử dụng nước sinh hoạt có độ mặn đạt tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng nguồn nước và sức khỏe của người sử dụng. Vậy độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt là bao nhiêu sẽ tốt cho sức khỏe? Làm cách nào để kiểm tra, phân tích độ mặn nhanh chóng, chính xác hiện nay. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt là bao nhiêu?
Để biết được độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt là bao nhiêu, trước hết chúng ta cần hiểu "độ mặn nước sinh hoạt là gì". Hiểu đơn giản, độ mặn của nước dùng trong sinh hoạt chính là hàm lượng muối hòa tan trong nguồn nước này.
Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chuẩn QC 01, trong đó quy định mức độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt được phân chia theo từng khu vực. Nếu ở khu vực bình thường, nước sinh hoạt có độ mặn cho phép là 250mg/l trở xuống, trong khi đó, khu vực ven biển và hải đảo là 300mg/l trở xuống.
Vì thế, theo tcvn xác định độ mặn của nước sinh hoạt trong mức cho phép là từ 0 đến 250 mg/l. Còn chi tiết hơn thì chỉ tiêu độ mặn của nước sinh hoạt theo tcvn là 250mg/l trở xuống là nguồn nước an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Còn nếu bạn sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt có độ mặn hơn 250mg/l thì nước không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người sử dụng.
Tầm quan trọng của độ mặn trong nước sinh hoạt
Việc sử dụng độ mặn trong nước sinh hoạt hàng ngày không đạt tiêu chuẩn sẽ tác động không tốt đối với sức khỏe của người sử dụng. Khi độ mặn trong nước cao hơn mức cho phép, nó có thể dẫn đến các vấn đề về da như kích ứng, khô da, và các bệnh ngoài da khác. Ngoài ra, việc tiêu thụ nước mặn lâu dài cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như tăng huyết áp, các bệnh về tim mạch, đặc biệt là chức năng thận.
Không chỉ vậy, sử dụng nước sinh hoạt có độ mặn quá cao còn làm hư hỏng các thiết bị gia dụng trong nhà như máy giặt, máy rửa bát,... do muối có khả năng mài mòn, phá hủy kim loại. Thêm nữa, nước sinh hoạt cũng được sử dụng để tưới cây, nuôi trồng thủy sản. Nếu độ mặn quá cao sẽ dẫn đến cây trổng bị nhiễm mặn, thiếu dưỡng chất và các loại thủy hải sản không thể phát triển bình thường.
Do đó, mỗi người dân, gia đình cần phải thực hiện đo độ mặn thường xuyên để đánh giá được chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Từ đó, các biện pháp xử lý sẽ được kịp thời triển khai, giúp bạn có nước sinh hoạt sử dụng đạt tiêu chuẩn, an toàn sức khỏe.
Các phương pháp xác định độ mặn nước sinh hoạt
Để xác định độ mặn trong nước sinh hoạt, có một số phương pháp phổ biến được sử dụng như sử dụng máy đo độ mặn và máy đo tổng chất rắn hòa tan. Các phương pháp này giúp đo lường hàm lượng muối hòa tan trong nước, từ đó đánh giá xem nước có đạt tiêu chuẩn hay không.
Do hai loại máy có cách sử dụng tương giống nhau nên dưới đây là hướng dẫn cụ thể do tramthoitiet.com chia sẻ:
-
Bước 1: Sử dụng cốc nhựa sạch để đựng mẫu nước cần đo độ mặn. Đảm bảo không có tạp chất hoặc chất lạ trong cốc để tránh làm sai lệch kết quả đo.
-
Bước 2: Bật máy đo độ mặn và nhúng đầu chứa điện cực của máy vào cốc nước mẫu. Đợi khoảng 5 giây để máy thực hiện đo và cho ra kết quả chính xác.
-
Bước 3: Sau khi máy hoàn thành đo, đọc chỉ số độ mặn hiển thị trên màn hình của máy. Sau khi đo xong, nhớ vệ sinh đầu điện cực và bảo quản máy đúng cách để sử dụng lâu dài và chính xác.
Xem thêm: Tìm hiểu độ mặn của nước biển cụ thể, chi tiết
Gợi ý một số mẫu máy đo độ mặn chuyên đo độ mặn nước sinh hoạt
Hiện nay, trên thị trường có vô vàn máy đo độ mặn với mẫu mã, tính năng và giá thành đa dạng. Tuy nhiên, mẫu thiết bị đo độ mặn phù hợp để kiểm tra nước sinh hoạt phải là máy có độ chính xác cao, phạm vi đo phù hợp và dễ sử dụng, đặc biệt là giá thành vừa phải. Dưới đây là một số dòng máy đo độ mặn phù hợp, giá tót mà bạn có thể tham khảo sử dụng:
-
Total Meter SA1397: Máy có giá thành rẻ nhất tại THB Việt Nam với chỉ 990.000 đồng. Thiết bị nổi bật với khả năng chống nước cực kỳ tốt, đo được độ mặn trong nước từ 0-199.9pt và nhiệt độ từ 0-50 độ C. Đặc biệt, máy còn sở hữu tính năng tự động bù nhiệt giúp kết quả đo có độ chính xác cao.
-
Total Meter EZ-9909SP: So với sản phẩm trước, chiếc bút đo này có thể đo tới 5 chỉ số trong nước, gồm nhiệt độ, TDS, EC, pH và độ mặn giúp đánh giá toàm diện chất lượng nước, đặc biệt đo độ mặn trong khoảng 0,01-25,00%. Với khả năng này, máy đang có giá bán tham khảo là 1.650.000 đồng.
-
Hanna HI98319: Sản phẩm có kiểu dáng dạng bút hiện đại, chống nước tốt. Máy đo được độ mặn từ 0.0 đến 70.0 ppt, độ chính xác 1 ppt với 3 chế độ hiển thị kết quả: phần nghìn (ppt), Đơn vị độ mặn thực tế (PSU), hoặc trọng lượng riêng (S.G.). Thiết bị có giá khoảng 2.214.000 đồng.
Lưu ý: Giá bán có thể thay đổi theo từng thời điểm mua hàng
Từ thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất dựa vào nhu cầu sử dụng và ngân sách của mình. Nếu bạn chỉ cần đo độ mặn và nhiệt độ với giá rẻ, Total Meter SA1397 là lựa chọn tốt nhất.
Còn Total Meter EZ-9909SP sẽ là sự lựa chọn hợp lý nếu bạn cần một thiết bị đa chức năng để đo nhiều chỉ số chất lượng nước và độ mặn, với mức giá hợp lý hơn so với Hanna HI98319. Cuối cùng, nếu bạn cần độ chính xác cao và các chế độ hiển thị linh hoạt cho các ứng dụng chuyên sâu, Hanna HI98319 sẽ là sự đầu tư xứng đáng.
Trên đây là những thông tin về độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt do THB Việt Nam cung cấp. Để mua các dòng máy đo độ mặn chính hãng, quý khách nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0918132242 hoặc truy cập website: thbvietnam.com, maydohchuyendung.com.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn