0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Máy mài là gì? Công dụng, cấu tạo và các loại máy mài thông dụng

Tramthoitiet.com 26/07/2024 81 lượt xem

    Máy mài được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, sửa chữa, cơ khí, chế tạo, làm mộc, gia công, điêu khắc,... Vậy máy mài là gì, có công dụng, cấu tạo và phân loại như thế nào? Cùng tramthoitiet.com tìm hiểu thông tin về loại máy này nhé!

    Tìm hiểu máy mài là gì?

    Máy mài là loại dụng cụ cầm tay có gắn đĩa mài hoặc lưỡi mài, chúng có khả năng mài nhẵn các chi tiết, mối hàn, cạnh sắt ở nhiều vị trí khác nhau. Máy mài có thể hoạt động tốt trên nhiều vật liệu khác nhau như kim loại, đá, gỗ, nhựa,.... Do đó, nó có tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực như gia công cơ khí, chế biến lâm sản, gia công khuôn mẫu, sản xuất linh kiện ô tô, xe máy,... 

    Máy mài Makita
    Máy mài Makita

    Cấu tạo máy mài cầm tay

    Máy mài cầm tay được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận thực hiện nhiệm vụ và chức năng riêng. Cụ thể:

    • Nút nguồn: Được sử dụng để khởi động máy, hiện nay có 2 dạng chính là dạng đẩy trượt và dạng nút bấm. 

    • Chổi than: Là một bộ phận nhỏ nằm bên ngoài mô tơ của máy mài. Bộ phận này có chức năng hỗ trợ mô tơ làm việc hiệu quả hơn. Bạn cần kiểm tra mô tơ định kỳ để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của máy. Trường hợp bị hao mòn hoặc hỏng hóc cần được thay thế chổi than mới. 

    • Vành bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ người dùng khỏi các mảnh vỡ và bụi bẩn trong quá trình sử dụng. 

    • Động cơ: Bao gồm Roto và Stato. Trong đó, Roto có thể chuyển động, là phần quay của máy và Stato là phần động cơ đứng yên, không chuyển động của máy. 

    • Các bộ phận khác: Tay cầm, đá mài, trục mài, khe thông gió, tay cầm phụ, pin, khóa trục,....

    Lưu ý, vành bảo vệ là bộ phận cực kỳ quan trọng đảm bảo an toàn cho người dùng. Do đó, bạn tuyệt đối không nên tháo bỏ bộ phận này trong suốt quá trình sử dụng. 

    Cấu tạo của máy mài cầm tay
    Cấu tạo của máy mài cầm tay

    Xem thêm: Cách sử dụng máy mài cầm tay chi tiết, an toàn và hiệu quả

    Các loại máy mài thông dụng hiện nay

    Dưới đây là một số loại máy mài thông dụng hiện nay bạn có thể lựa chọn dựa theo nhu cầu sử dụng của bản thân!

    Máy mài góc

    Máy mài góc là dụng cụ cầm tay khá nhỏ gọn, giúp mài nhẵn, đánh bóng, cắt kim loại một cách dễ dàng ngay cả ở những góc hẹp. Máy bao gồm 2 loại chính là máy mài góc nhỏ và máy mài góc lớn có đường kính phổ biến từ 100-180mm phục vụ mọi đối tượng sử dụng.

    Thông thường, thiết bị này được trang bị thêm phần tay nắm phụ giúp người dùng thực hiện các thao tác chính xác trên các vật liệu như kim loại, đá, gỗ. 

    Máy mài khuôn

    Máy mài khuôn hay máy mài thẳng là thiết bị chuyên dùng để mài nhẵn các chi tiết nhỏ, trong lỗ khuôn hoặc các vị trí khó tiếp cận. Dòng sản phẩm này thường có thiết kế nhỏ gọn hơn, sử dụng ống kẹp từ 6-8mm có thể thay đổi nhiều kiểu đầu khuôn để phù hợp với từng góc cạnh, chi tiết cần gia công. 

    Máy mài khuôn Makita
    Máy mài khuôn Makita

    Nhờ kết cấu nhỏ gọn nên máy mài khuôn có thể sử dụng bằng một tay, di chuyển nhiều mà không gây mỏi cho người sử dụng. Tuy nhiên, thiết bị không phù hợp để mài mịn bề mặt phẳng bởi trang bị đầu mài bé gây tốn thời gian và công sức. 

    Máy mài hai đá

    Máy mài hai đá là thiết bị chuyên dùng cho các vật liệu cứng như sắt, thép, nhôm. Sản phẩm được thiết kế với 2 đá mài chính (đá thô và đá mịn), dạng để bàn với công suất cao, tốc độ không tải lớn. Đồng thời, máy có khả năng chịu nhiệt tốt, chống han gỉ để tối ưu hóa hiệu quả công việc trong suốt quá trình sử dụng.   

    Công dụng của máy mài

    Trên thực tế, máy mài là thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực bởi đem lại nhiều công dụng như:

    • Đánh bóng bề mặt kim loại: Khi được gắn thêm đá mài hoặc bàn chải sắt, máy mài góc có công dụng đánh bóng, làm nhẵn bề mặt kim loại hoặc những kẽ nứt, góc nhọn nhanh chóng, hiệu quả. 

    • Cắt vật liệu: Máy mài khi được gắn thêm đá cắt hoặc lưỡi cắt kim cương có thể cắt nhanh, dứt khoát các vật liệu cứng như cốt thép, bê tông, gạch đá,... Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy để khoét rãnh, cắt các vật liệu để tạo nên các lỗ vừa vặn lắp đặt ống thoát nước hoặc loại bỏ vật cản khi xây dựng. 

    • Mài sắc những dụng cụ kim loại: Máy mài có thể mài sắc các góc, cạnh, lưỡi của các dụng cụ như cuốc, xẻng, cào,.... 

    • Gỡ vữa ron cũ: Công dụng máy mài khi được lắp đặt thêm lưỡi cắt kim cương loại dày có khả năng gỡ ron cũ mà không làm hỏng những viên gạch. 

    Máy mài có khả năng mài nhẵn các góc
    Máy mài có khả năng mài nhẵn các góc

    Xem thêm: Máy mài không chổi than có ưu nhược điểm gì? Có nên mua?

    Một số thương hiệu máy mài nổi tiếng, bán chạy hiện nay

    Trên thị trường hiện nay có không ít thương hiệu cung cấp máy mài cầm tay với sự đa dạng cả về giá thành và công dụng. Dưới đây, tramthoitiet.com sẽ gợi ý cho bạn 3 hãng máy mài được ưa chuộng nhất hiện nay bạn có thể tham khảo:

    • Máy mài Makita: Đây là một thương hiệu Nhật Bản chuyên cung cấp dụng cụ cầm tay được nhiều người yêu thích. Đặc điểm chung của các sản phẩm đến từ Makita đó là sự hiện đại, tối giản, đa dạng dòng máy từ máy mài pin đến máy mài điện. Mức giá khách hàng phải chi trả để sở hữu một chiếc máy mài Makita khá đa dạng, từ thấp đến cao, phục vụ nhiều đối tượng. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm nổi bật như: Makita 9553NB 710W, Makita M9100B,...

    • Máy mài Bosch: Thương hiệu Bosch đến từ Đức được đánh giá cao bởi mẫu mã đa dạng, độ bền cao, tích hợp nhiều tính năng hiện đại. Hãng sản xuất này cũng được yêu thích bởi giá thành khá phải chăng cùng chế độ bảo hành tốt. Một số sản phẩm của Bosch có thể kể đến như Bosch GWS 14-125 S, Bosch GWS 750-100,...

    • Máy mài Dewalt: Dewalt là một thương hiệu đến từ Mỹ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như thiết kế chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại, động cơ mạnh mẽ, khả năng điều chỉnh tốc độ và tay cầm tiện lợi. Bạn có thể tham khảo một số mẫu sản phẩm của Dewalt như: Dewalt DWE8100T-B1, DeWalt DWE886P-B1,.... 

    Máy mài Dewalt
    Máy mài Dewalt

    Như vậy, tramthoitiet.com đã chia sẻ chi tiết thông tin máy mài là gì, cấu tạo, công dụng và các loại máy mài phổ biến hiện nay. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân mình. Nếu có nhu cầu mua sắm sản phẩm, hãy gọi điện đến hotline 0904 810 817 (Hà Nội) - 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) để được nhân viên tư vấn và báo giá cụ thể!

    81 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn