0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Góc giải đáp ký hiệu của đồng hồ vạn năng số và kim

Tramthoitiet.com 7 tháng trước 517 lượt xem

    Trên mỗi đồng hồ vạn năng đều có những ký hiệu trên màn hình, nút chức năng để bạn có thể sử dụng dễ dàng. Tuy nhiên, bạn không hiểu hết các ký hiệu của đồng hồ vạn năng có ý nghĩa như thế nào? Trạm thời tiết sẽ giải đáp những ký hiệu này ngay dưới đây.

    Ký hiệu của đồng hồ vạn năng phần màn hình

    Đầu tiên khi bạn tìm hiểu ký hiệu của đồng hồ vạn năng có ý nghĩa như thế nào chính là màn hình. Đây là bộ phận hiển thị kết quả đo cùng những thông tin liên quan. Mỗi dòng đồng hồ đo điện vạn năng sẽ có những ký hiệu khác nhau:

    Ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện trên màn hình kim

    Đối với đồng hồ vạn năng kim, trên màn hình sẽ có ký hiệu thang chia kết quả và kim chỉ thị. Khi vạch kim chỉ đến vạch nào sẽ là giá trị kết quả khi đo. Ở mỗi đầu và cuối vạch chia sẽ hiển thị đại lượng điện như điện áp AC/DC, đo dòng AC/DC, điện trở, tần số… 

    Ký hiệu trên màn hình đồng hồ vạn năng kim
    Ký hiệu trên màn hình đồng hồ vạn năng kim

    Ký hiệu đồng hồ vạn năng trên màn hình số

    Trên các dòng đồng hồ vạn năng điện tử cũng được trang bị màn hình số với nhiều biểu tượng khác nhau. Bạn có thể tham khảo ký hiệu của đồng hồ vạn năng theo loại như sau:

    Ký hiệu trên màn hình đồng hồ vạn năng điện tử
    Ký hiệu trên màn hình đồng hồ vạn năng điện tử
    • Biểu tượng của chức năng đang được đo điện, ví dụ như đo điện áp sẽ hiển thị ký hiệu đo điện áp (V).
    • Hiển thị kết quả đo theo dạng số.

    • Vạch báo dung lượng pin.

    • Ký hiệu giá trị đo được là max/min/avg.

    • Ký hiệu đơn vị đo là mV hay V hay kV…

    Xem thêm: Khám phá cấu tạo và nguyên lý làm việc đồng hồ vạn năng chi tiết

    Ký hiệu trên đồng hồ vạn năng với các nút bấm

    Sau khi tìm hiểu các kí hiệu của đồng hồ vạn năng trên màn hình, bạn tiếp tục tham khảo thêm ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện với các nút chức năng. Những nút chức năng thường được bố trí ngay dưới màn hình hoặc xung quanh thang đo.

    Ký hiệu của đồng hồ vạn năng với các nút bấm
    Ký hiệu của đồng hồ vạn năng với các nút bấm

    Các nút chức năng có ý nghĩa như sau:

    • Nút Hold (Ký hiệu chữ H): giữ kết quả đo.
    • Nút Range: Chọn đại lượng điện cần đo khi 1 thang đo có nhiều chức năng.
    • Nút Rel: Cài đặt các giá trị tham chiếu để hỗ trợ so sánh giữa các kết quả đo.
    • Nút Max/Min: hiển thị các giá trị đo lớn nhất hoặc nhỏ nhất.
    • Nút đèn nền: bật/tắt đèn nền màn hình.

    Các ký hiệu trên thân đồng hồ vạn năng

    Tiếp theo, bạn có thể tham khảo thêm các ký hiệu của đồng hồ vạn năng trên thang đo điện. Đây là ký hiệu quan trọng giúp bạn thực hiện đo chính xác, tránh nhầm thang đo.

    Ký hiệu chức năng đo điện
    Ký hiệu chức năng đo điện
    • On/Off: chức năng bật/tắt đồng hồ đo điện.
    • Nút V: Chức năng đo điện áp xoay chiều AC.
    • Nút V–:  Đo điện áp 1 chiều DC.
    • Nút A-: Đo dòng điện một chiều.
    • Nút A~: Đo dòng điện xoay chiều.
    • Nút Ω: Ký hiệu để chỉ thang đo điện trở.
    • Nút kiểm tra điốt (hình trên): chức năng kiểm tra diode.
    • Nút kiểm tra điện dung C (hình trên): ký hiệu chỉ chức năng đo tụ điện.
    • Nút đo tần số Hz - ))) Ký hiệu để đo tần số.
    • Nút đo nhiệt độ C/F:  Đo nhiệt độ.
    • Nút đo Millivolts AC: Đo điện áp xoay chiều thấp.
    • Nút đo Millivolts DC: Đo điện áp một chiều nhỏ.
    • Nút đo Miliampe AC: Đo dòng điện xoay chiều AC thấp.

    Các ký hiệu đồng hồ vạn năng - cổng kết nối

    Tiếp theo, cổng kết nối trên đồng hồ vạn năng cũng có những ký hiệu riêng. Bạn cần nắm được những ký hiệu này để kết nối với que đo điện chính xác.

    Cổng kết nối đồng hồ vạn năng
    Cổng kết nối đồng hồ vạn năng

    Đồng hồ vạn năng để đo được sẽ cần có các cổng kết nối que đo với vật cần đo. Dưới đây là ký hiệu một số cổng kết nối cơ bản trên đồng hồ đo vạn năng:

    • Cổng mA, µA: Cổng kết nối với que đo để kiểm tra dòng điện thấp.
    • Cổng Common (COM - màu đen): Kết nối que đo màu đen và tiếp xúc với cực âm của vật cần đo.
    • Chân mAVΩ: kết nối với que đo màu đỏ để đo dòng điện, điện áp, điện trở.
    • Cổng True RMS: kết nối với que đo màu đo để kiểm tra giá trị hiệu dụng thực cho kết quả chính xác.
    • Ký hiệu tiêu chuẩn an toàn như: CAT III 600V
    • Ký hiệu True RMS: đo được điện áp giá trị hiệu dụng thực để đảm bảo độ chính xác.

    Với những ký hiệu đồng hồ vạn năng sẽ giúp bạn hiểu hơn về thiết bị đo điện này. Từ đó, bạn có thể sử dụng hiệu quả để đo nhanh và chính xác phục vụ tốt cho công việc.

    517 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn