0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Độ cứng của kim loại là gì? Top 5 kim loại có độ cứng cao nhất thế giới

Tramthoitiet.com 18/10/2024 532 lượt xem

    Độ cứng của kim loại là một trong những yếu tố cần thiết giúp đánh giá độ bền bỉ và chất lượng của kim loại. Tuy nhiên, có khá nhiều người thắc mắc về khái niệm của độ cứng kim loại hay kim loại nào có độ cứng cao nhất. Vậy trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi về độ cứng của kim loại. Các bạn cùng đón xem nhé!

    Độ cứng của kim loại là gì ?

    Độ cứng của kim loại chính là khả năng chịu đựng và ngăn cản sự biến dạng của kim loại đó khi có bất kỳ một lực nào tác động. Kim loại nào càng khó biến dạng thì có độ cứng càng cao và ngược lại kim loại nào dễ dàng bị biến dạng hoặc đâm xuyên sẽ có độ cứng nhỏ hơn.

    Độ cứng của kim loại là gì ?
    Độ cứng của kim loại là gì ? 

    Trong thực tế, một số vật được làm từ kim loại có độ cứng thấp sau một thời gian ngắn dễ dàng có thể bị biến dạng. Vậy nên trong quá trình sản xuất, máy đo độ cứng kim loại thường được ứng dụng để xác định chính xác độ cứng của các vật liệu kim loại, đảm bảo chất lượng và độ bền của thành phẩm tạo ra.

    Phân loại độ cứng kim loại

    Trong tự nhiên, mỗi kim loại sẽ có một độ cứng nhất định. Các độ cứng đó sẽ được phân chia vào các nhóm, mỗi nhóm sẽ có đặc điểm và đối tượng áp dụng phù hợp riêng. Hiện nay, chúng ta sẽ phân độ cứng kim loại thành 2 loại chính đó là độ cứng thô đại và độ cứng tế vi:

    Độ cứng của kim loại được phân chia thành các nhóm khác nhau
    Độ cứng của kim loại được phân chia thành các nhóm khác nhau
    • Độ cứng thô đại là độ cứng được xác định trên bề mặt nền phù hợp với mũi đâm và tải trọng lớn. Với loại độ cứng thô đại ứng dụng khá phổ biến và thông dụng trong thực tế sản xuất.
    • Độ cứng tế vi là loại độ cứng có mũi đâm và tải trọng nhỏ có thể tác động trực tiếp vào từng bề mặt của vật liệu. Vì mũi đâm nhỏ nên loại độ cứng này hầu hết ứng dụng nhiều trong các phòng nghiên cứu.

    Xem thêmPhân biệt 6 thang đo độ cứng phổ biến

    Bảng xếp hạng độ cứng của kim loại

    Bảng xếp hạng độ cứng của kim loại chính là thứ tự độ cứng của kim loại được sắp xếp tăng dần lần lượt từ kim loại có độ cứng thấp nhất đến kim loại có độ cứng cao nhất. Bảng xếp hạng độ cứng của kim loại được xây dựng dựa trên thang đo của độ cứng Mohs. Đây là thang đo được sử dụng trong việc đo độ cứng của khoáng vật. 

    Bảng xếp hạng độ cứng kim loại

    Kim loại

    Độ cứng (Trên thang Mohs)

    Kim loại

    Độ cứng (Trên thang Mohs)

    Thủy ngân

    1.5

    Sắt

    4

    Natri

    2.5

    Niken

    4

    Kalium

    0.4

    Titan

    6

    Nhôm

    2.75

    Crom

    8.5

    Chì

    1.5

    Mangan

    6.5

    Thiếc

    1.5

    Coban

    5.5

    Đồng

    2.75

    Nhôm magiê

    5.5

    Bạc

    2.75

    Nickel magiê

    5.5

    Vàng

    2.5

    Beryllium

    7.5

    Canxi

    1.5

    Wolfram

    7.5

    Kẽm

    2.5

    Thép

    khoảng từ 5 đến 8,5

    Top 5 kim loại có độ cứng cao nhất thế giới

    Sau khi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về độ cứng của kim loại thì dưới đây là 5 kim loại có độ cứng nhất trên thế giới hiện nay.

    Crom (Cr)

    Crom ( Cr) là một trong những kim loại có độ cứng cao nhất. Trên thang đo Mohs, kim loại này có độ cứng 8,5 - Đây cũng chính là chỉ số độ cứng lớn nhất có trong bảng xếp hạng. Kim loại Crom có màu xanh và nổi bật với tính bền bỉ, khả năng chịu lực rất tốt. Ngoài ra, kim loại Crom còn còn có trọng lượng nặng nhất, khối lượng riêng lên đến 7.2 kg/cm3. 

    Crom là kim loại cứng nhất trên thế giới
    Crom là kim loại cứng nhất trên thế giới 

    Crom thường xuất hiện là thành phần chính trong các hợp kim thép, giúp bổ sung độ cứng cho các hợp chất để các vật liệu có độ cứng tốt hơn. Có thể nói rằng kim loại Crom được đánh giá là kim loại siêu cứng, thuộc top 1 những kim loại cứng nhất trên thế giới.

    Vonfram (W)

    Nếu Crom ( Cr ) là kim loại cứng nhất trên thế giới thì Vonfram là kim loại có độ cứng thứ hai. Kim loại Vonfram có màu xám trắng và được ký hiệu là W. Xét trên thang đo Mohs thì Vonfram sở hữu mức độ cứng là 7.5. Đây là độ cứng lớn thứ 2 xếp sau mức 8.5. 

    Kim loại Vonfram với độ chịu nhiệt vượt trội
    Kim loại Vonfram với độ chịu nhiệt vượt trội

    Đặc biệt ngoài độ cứng vượt trội thì kim loại Vonfram còn nổi bật với độ bền bỉ cao lên đến 1510 Megapascals. Ngoài ra, trong tất cả các kim loại Vonfram còn đứng đầu về nhiệt độ nóng chảy với mức 3.422°C (6.192°F). Trước những tính chất và điểm đặc trưng này, kim loại Vonfram thường xuyên xuất hiện trong thành phần chính của vật liệu dùng để công nghiệp hay được sử dụng để chế tạo các chi tiết máy, bóng đèn dây tóc, điện tử, chế tạo tên lửa…

    Osmium (Os)

    Kim loại Osmium hay còn được viết tắt là Os, đây là một trong các kim loại có độ cứng cao xếp thứ 3 trên thế giới. Osmium được biết đến là một kim loại có màu trắng xanh, độ cứng cao và trọng lượng nặng.

    Trên bảng xếp hạng sắp xếp dựa trên thang đo Mohs thì kim loại Osmium được xác định với độ cứng là 7.0. Kim loại này có khả năng chịu lực, độ bền cao cao nên thường được áp dụng trong các lĩnh vực khoa học hay kỹ thuật máy móc. 

    Osmium thường đóng vai trò làm các thành phần trong hợp chất để tăng độ cứng của vật liệu
    Osmium thường đóng vai trò làm các thành phần trong hợp chất để tăng độ cứng của vật liệu

    Ngoài độ cứng và độ bền thì Osmium còn nổi bật với độ nóng chảy và chịu nhiệt rất tốt. Điều này sẽ khá phù hợp với các lĩnh vực luyện kim, chế tạo những vật liệu mũi khoan, lưỡi cắt, lưỡi mài…

    Titan (Ti)

    Titan ( Ti) là một trong những kim loại khá phổ biến và hay được nhiều người nhắc đến. Kim loại Titan có màu trắng bạc với mức độ cứng trên thang đo Mohs là 6.0. Đây cũng được công nhận là một trong những mức độ cứng cao vượt trội và được đưa vào nhóm kim loại cứng nhất thế giới.

    Kim loại Titan có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
    Ngoài độ cứng vượt trội kim loại Titan có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

    Ngoài sở hữu độ cứng khá cao thì kim loại Titan còn có độ bền bỉ, chịu lực rất tốt tối đa lên tới 430 Megapascals. Tuy vậy nhưng Titan có trọng lượng khá nhẹ, nó thuộc mức nhẹ nhất trong các kim loại. Titan với có độ cứng và độ bền cao rất thuận lợi trong việc ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị, phương tiện như máy bay, ô tô, tàu vũ trụ…

    Sắt (Fe)

    Nhắc đến kim loại Sắt thì chắc hẳn không còn xa lạ gì bởi đây là kim loại khá phổ biến. Trên thế giới sắt là một trong các kim loại có độ cứng cao, xếp hạng ở vị trí số 5. Kim loại sắt thường là thành phần quan trọng trong một số hợp chất như: Fe2O3, FE3O4…

    Sắt là kim loại được ưa chuộng trong ngành công nghiệp và sản xuất thiết bị
    Sắt là kim loại được ưa chuộng trong ngành công nghiệp và sản xuất thiết bị

    Ngoài độ cứng cao 4.0 thì sắt còn có độ bền và chịu được áp lực tối đa lên tới 608 megapascal. Vậy nên kim loại sắt được áp dụng với khá nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như công nghiệp, cơ khí, sản xuất thiết bị, đồ dùng…

    Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho các bạn toàn bộ các thông tin hữu ích về độ cứng của kim loại, bảng xếp hạng và một số kim loại cứng nhất trên thế giới. Ngoài ra nếu các bạn muốn tìm hiểu về các máy đo độ cứng thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0902.148.147 (Hà Nội) -  0979.244.335 (Hồ Chí Minh)  hoặc website thbvietnam.com - maydochuyendung.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất nhé !

    532 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn