Các loại kính hiển vi phổ biến hiện nay được ưa chuộng
Kính hiển vi là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, y tế, và giáo dục,.. cho phép con người sử dụng để phóng to và quan sát các chi tiết siêu nhỏ. Trong bài viết sau đây của Tramthoitiet.com sẽ giới thiệu các loại kính hiển vi phổ biến hiện nay được ưa chuộng, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và lựa chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu của mình.
Phân loại kính hiển vi theo chức năng
Dựa theo nhu cầu sử dụng và tính chất khác nhau, kính hiển vi được chia thành 3 dòng phổ biến như sau:
Kính hiển vi điện tử
Kính hiển vi điện tử hay còn gọi là kính hiển vi kỹ thuật số, là loại kính sử dụng nguồn chiếu sáng bằng cách tiếp cận chùm tia điện tử được gia tốc. Do khả năng chiếu sáng được cải thiện nên hình ảnh được tạo ra bởi kính hiển vi này thường có độ phân giải cao và có khả năng phóng đại lên tới nanomet.
Nguyên lý của kính hiển vi điện tử liên quan đến việc sử dụng một thanh kim loại vonfram và một cuộn dây từ tính. Khi đặt điện áp vào kính hiển vi, chuyển động của các electron trở nên ngẫu nhiên vì bị kích thích. Thông qua sự kích thích của các electron hình thành một chùm ánh sáng có thể dùng để phóng đại hoặc tập trung vào mẫu. Đồng thời, kính hiển vi sử dụng thấu kính cuộn dây từ tính để tập trung các chùm electron chiếu sáng mẫu.
Kính hiển vi điện tử có thể được chia thành hai loại:
- Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM): TEM truyền một chùm tia điện tử qua một mẫu vật mỏng - mỏng tới 1 nanomet - chẳng hạn như các phân tử và mẫu mô. Nó tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao của cấu trúc bên trong.
- Kính hiển vi điện tử quét (SEM): SEM cung cấp hình ảnh bề mặt 3D, màu xanh và trắng chi tiết của mẫu vật. Chúng chỉ mạnh bằng khoảng 10% so với TEM.
Kính hiển vi sinh học
Kính hiển vi sinh học là loại kính hiển vi sử dụng một thị kính duy nhất và nhiều vật kính trên một vòng quay, cho phép chuyển đổi từ cái này sang cái khác để tăng khả năng phóng đại. Kính hiển vi sinh học thường có khả năng phóng đại trong phạm vi từ 40x, đến 100x, 400x và đôi khi lên tới 1000x. Đây là một loại kính hiển vi quang học được thiết kế chủ yếu để quan sát tế bào, mô và các mẫu vật sinh học khác.
Kính hiển vi soi nổi
Kính soi nổi là một loại kính hiển vi quang học cung cấp hình ảnh ba chiều của mẫu vật. Trong kính hiển vi soi nổi, có vật kính và thị kính riêng biệt sao cho mỗi mắt có hai đường quang riêng biệt. Điều này có nghĩa là người dùng có thể sử dụng hai thị kính để xem hình ảnh mẫu tốt hơn hoặc tập trung vào hai mẫu cùng một lúc.
Kính hiển vi soi nổi sử dụng ánh sáng phản xạ từ vật thể đang được nghiên cứu, so với ánh sáng truyền qua được sử dụng bởi kính hiển vi ánh sáng phức hợp. Độ phóng đại dao động từ 7,5 đến 75x. Do đó, các vật thể rắn, dày, đục là lý tưởng để nghiên cứu với loại kính hiển này. Ngoài ra, kính hiển vi soi nổi còn được sử dụng tích cực trong vi phẫu, quan sát tinh thể và kiểm tra các hiện vật lịch sử,....
Xem thêm:
- Kính hiển vi sinh học nào phù hợp cho học sinh?
- Soi kính hiển vi có hại mắt không? Các biện pháp chống mỏi mắt
Phân loại kính hiển vi theo cấu tạo
Mỗi dòng kính hiển vi có những đặc điểm cấu tạo riêng, sau đây là 4 loại kính hiển vi phân theo cấu tạo được sử dụng nhiều nhất:
Kính hiển vi cầm tay
Kính hiển vi cầm tay có thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển và sử dụng. Thường có một hoặc hai thấu kính đơn giản, có thể có đèn LED tích hợp để cung cấp ánh sáng cho mẫu vật. Kính hiển vi này thường thích hợp cho các công việc kiểm tra nhanh tại hiện trường, như kiểm tra mẫu vật nhỏ, mạch điện tử, tem, trang sức hoặc các ứng dụng trong các chương trình giáo dục cơ bản.
Kính hiển vi 1 mắt
Kính hiển vi 1 mắt có một ống kính mắt, cho phép người sử dụng quan sát mẫu vật qua một mắt. Thường có các thấu kính quang học chất lượng cao và nguồn sáng từ dưới hoặc trên. Loại kính này phù hợp cho việc giảng dạy, học tập và các nghiên cứu cơ bản trong sinh học, hóa học và y học.
Kính hiển vi 2 mắt
Kính hiển vi 2 mắt có hai ống kính mắt, cho phép người sử dụng quan sát mẫu vật bằng cả hai mắt, giúp giảm mỏi mắt và tăng cường sự thoải mái khi quan sát lâu dài. Thường có hệ thống điều chỉnh khoảng cách giữa hai mắt. Thiết bị thích hợp cho các phòng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, y học và công nghiệp. Đồng thời, cũng được sử dụng rộng rãi để quan sát chi tiết các mẫu sinh học, tế bào, vi khuẩn và các mẫu vật nhỏ khác.
Kính hiển vi 3 mắt
Kính hiển vi 3 mắt được thiết kế có hai ống kính mắt cho người sử dụng và một ống kính thứ ba để gắn camera. Thiết kế này cho phép người dùng quan sát mẫu vật đồng thời ghi lại hình ảnh hoặc video của mẫu vật. Dòng kính hiển vi này lý tưởng sử dụng trong sinh học, y học, kỹ thuật vật liệu, cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và các ứng dụng công nghiệp,... nơi cần ghi lại và phân tích hình ảnh chi tiết.
Tham khảo bảng giá các loại kính hiển vi được ưa chuộng nhất
Sản phẩm | Giá tham khảo |
Kính hiển vi kỹ thuật số 14MP HY-2307 | 5.500.000 đồng |
Kính hiển vi sinh học 3 mắt DG2018T | 6.800.000 đồng |
Kính hiển vi sinh học 2 mắt DG2018 | 5.600.000 đồng |
Kính hiển vi sinh học 2 mắt SME-F6D | 5.200.000 đồng |
Kính hiển vi sinh học 1 mắt XSP-116ML | 2.300.000 đồng |
Kính hiển vi soi nổi SZM45-B1 | 3.950.000 đồng |
Kính hiển vi soi nổi 2 mắt SZM7045 | 3.950.000 đồng |
Kính hiển vi soi nổi 3 mắt MCS-45T1 | Liên hệ |
Kính hiển vi điện tử Dino-Lite AM3113 | 4.160.000 đồng |
Kính hiển vi điện tử zoom 500x UM039 | 3.100.000 đồng |
Hy vọng qua bài viết về các loại kính hiển vi phổ biến hiện nay được ưa chuộng của Tramthoitiet.com sẽ cung cấp nhiều thông tin hay tới nhiều bạn đọc. Để được tư vấn hoặc hỗ trợ về các dòng kính hiển vi, hãy liên hệ tới Hotline 0904 810 817 - Hà Nội và 0979 244 335 - Hồ Chí Minh hoặc truy cập vào website thbvietnam.com hoặc maydochuyendung.com để tham khảo thêm các sản phẩm khác.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn