Ampe kìm là gì? Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý và ứng dụng của ampe kìm
Trong rất nhiều thiết bị đo điện, ampe kìm được rất nhiều thợ điện sử dụng khi cần kiểm tra hệ thống mạch và thiết bị. Vậy ampe kìm là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ampe kìm như thế nào? Bạn hãy cùng Trạm thời tiết tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Đồng hồ ampe kìm là gì?
Khi tìm hiểu ampe kìm là gì? Bạn có thể tham khảo câu trả lời rất đơn giản ngay dưới đây:
Ampe kìm thuộc dòng thiết bị đo điện được dùng để kiểm tra dòng điện một chiều hoặc xoay chiều với dải rộng lên tới hơn 2000A. Bên cạnh chức năng đo dòng, ampe kìm kẹp dòng còn có khả năng đo điện áp, đo điện trở, đo thông mạch…
Ampe kìm đo dòng có khả năng đo nhanh chóng mà không cần ngắt mạch để đảm bảo an toàn cho người dùng. Đồng hồ ampe kìm sử dụng phổ biến cho các công việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các hệ thống điện, thiết bị máy móc dân dụng và chuyên nghiệp.
Phân loại và cấu tạo ampe kìm
Trên thị trường hiện nay, các dòng ampe kìm có nhiều loại khác nhau với nhiều chức năng đo điện. Khi phân loại ampe kìm có thể dựa theo tiêu chí kiểu dáng và chức năng đo.
Phân loại theo kiểu dáng:
- Ampe kìm chỉ thị kim: sử dụng màn hình kim.
- Ampe kìm điện tử: sử dụng màn hình số.
Phân loại theo chức năng đo
- Ampe kìm đo dòng AC: chuyên đo dòng điện xoay chiều AC.
- Ampe kìm đo dòng AC/DC: chức năng đo dòng điện một chiều DC và xoay chiều AC.
- Ampe kìm đo dòng DC: Chức năng đo dòng điện một chiều DC.
Cấu tạo ampe kìm
Cấu tạo ampe kìm mang thiết kế đơn giản và tương đồng nhau với nhiều bộ phận chung. Cấu tạo của ampe kìm có kiểu dáng thon gọn, thuận tiện cho việc đo điện tại nhiều nơi.
Dưới đây là cấu tạo của ampe kìm với những bộ phận như sau:
-
Hàm cảm biến
-
Nút đóng mở hàm kẹp.
-
Thân ampe kìm.
-
Màn hình hiển thị kết quả đo.
-
Nút chức năng như bật/tắt đèn nền, nút hold, nút hiển thị min/max/avg…
-
Núm chọn thang đo điện.
-
Cổng kết nối que đo điện.
Nguyên lý làm việc của ampe kìm
Khi tìm hiểu về nguyên lý làm việc của ampe kìm, bạn sẽ thấy ampe kìm sẽ có từng nguyên lý hoạt động khi đo dòng AC hoặc DC. Tuy nhiên, nguyên lý làm việc ampe kìm chính là dựa theo nguyên lý cảm ứng từ để đo dòng điện.
Đối với dòng AC
Nguyên lý hoạt động của ampe kìm khi đo dòng AC chính là khi dòng điện đi qua dây dẫn sẽ tạo ra từ trường. Khi đó, bộ biến thiên được trang bị trong ampe kìm sẽ phát hiện được những dao động và thu thập tín hiệu. Sau đó, bộ xử lý trung tâm sẽ phân tích và chuyển từ giá trị đọc thành giá trị của dòng điện AC và hiển thị trên màn hình.
Nguyên lý hoạt động của ampe kìm đo DC
Nguyên lý làm việc của ampe kìm đo dòng DC sẽ được thực hiện dựa trên cảm biến Hall. Khi dòng điện một chiều đi qua dây dẫn sẽ tạo loại từ trường không biến thiên.
Khi đó, ampe kìm được trang bị cảm biến Hall kết hợp với hiệu ứng để phân tích tín hiệu và đưa giá trị của dòng điện. Sau đó, kết quả của giá trị dòng điện một chiều DC sẽ được hiển thị trên màn hình.
Công dụng của ampe kìm
Sau khi tìm hiểu về ampe kìm là gì? Bạn cũng cần biết ampe kìm dùng để làm gì để sử dụng thiết bị đo phù hợp.
Công dụng chính là của ampe kìm chính là đo và kiểm tra dòng điện cho các hệ thống, thiết bị điện. Ampe kìm còn được dùng để đo và kiểm tra điện áp AC/DC, kiểm tra điện trở, tần số, tụ điện, thông mạch… Ứng dụng của ampe kìm cho nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Đo và kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống điện dân dụng, thương mại và công nghiệp.
- Kiểm tra và sửa chữa các thiết bị điện tử, máy móc.
- Kiểm tra các trạm biến áp, mạng lưới điện…
Những thông tin về ampe kìm cùng cấu tạo, nguyên lý làm việc ampe kìm hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Từ đó, bạn sẽ hiểu thêm và sử dụng thiết bị đo điện phù hợp nhất.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn