4 Cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm giúp tôm phát triển tốt
Độ mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Nếu độ mặn trong ao quá thấp, tôm có thể chậm lớn, dễ mắc bệnh. Dưới đây là 4 cách đơn giản giúp tăng độ mặn hiệu quả, đảm bảo tôm phát triển tốt. Hãy theo dõi nhé.
Độ mặn trong ao nuôi tôm bao nhiêu là thích hợp?
Trong ao nuôi tôm, hai giống tôm phổ biến nhất là tôm thẻ chân trắng và tôm sú, mỗi loại có mức độ mặn thích hợp để sinh trưởng và phát triển tốt.
-
Tôm thẻ chân trắng có thể sống trong phạm vi độ mặn từ 2 đến 40‰, nhưng mức độ lý tưởng nhất để nuôi là 10 đến 25‰.
-
Tôm sú phát triển tốt nhất khi độ mặn nằm trong khoảng 8 đến 20‰. Dù có thể sống trong môi trường độ mặn thấp hơn, nhưng tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại, ảnh hưởng đến thời vụ nuôi.

4 cách tăng độ mặn trong ao nuôi tôm
Việc độ mặn trong ao nuôi tôm thấp hơn mức thích hợp có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Độ mặn không ổn định có thể làm giảm sức đề kháng, gây stress, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Để khắc phục tình trạng này, người nuôi có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
Bổ sung muối nhân tạo
Muối nhân tạo là một trong những phương pháp phổ biến để tăng độ mặn trong ao nuôi. Người nuôi có thể sử dụng muối công nghiệp hoặc muối tinh khiết để bổ sung vào nước ao.

Cách thực hiện: Muối cần được hòa tan trước khi đưa vào ao để tránh lắng cục bộ. Bổ sung từ từ từng đợt nhỏ để tránh gây sốc cho tôm. Đồng thời, sử dụng thiết bị đo để kiểm tra và điều chỉnh độ mặn phù hợp.
Sử dụng khoáng chất hoặc chế phẩm sinh học
Các loại khoáng chất như canxi, magiê, kali và natri có thể giúp ổn định độ mặn và hỗ trợ tôm phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chế phẩm sinh học giúp cân bằng hệ vi sinh, cải thiện chất lượng nước, giúp tôm thích nghi tốt hơn với môi trường có độ mặn thay đổi.
Cách thực hiện: Đầu tiên, tiến hành hòa tan khoáng chất chuyên dụng vào nước trước khi bơm vào ao. Tiếp theo, bà con sử dụng chế phẩm sinh học theo hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đó,, theo dõi phản ứng của tôm và điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Dẫn nước biển vào ao lắng
Đối với các khu vực gần biển, người nuôi có thể dẫn nước biển vào ao lắng để điều chỉnh độ mặn trước khi đưa vào ao nuôi tôm. Việc này giúp đảm bảo nước có thời gian thích nghi với môi trường ao và tránh gây sốc cho tôm.

Cách thực hiện: Tạo ao lắng riêng biệt để xử lý nước biển trước khi đưa vào ao chính. Tiếp đó, loại bỏ cặn bẩn, tạp chất và kiểm soát độ mặn trước khi bổ sung. Bà con tiến hành bơm nước từ ao lắng vào ao nuôi theo từng đợt nhỏ, theo dõi phản ứng của tôm.
Nâng độ mặn trong ao nuôi tôm bằng nước ót
Nước ót là phần nước có độ mặn cao thu được sau quá trình sản xuất muối từ nước biển. Khi sử dụng nước ót để tăng độ mặn, cần kiểm tra kỹ thành phần và nồng độ muối, tránh tình trạng tăng độ mặn quá nhanh gây sốc cho tôm.
Cách thực hiện: Chọn nước ót từ vùng sản xuất muối uy tín, không lẫn tạp chất độc hại. Tiếp, tiến hành pha loãng trước khi bơm vào ao để kiểm soát độ mặn. Sau đó, kiểm tra độ mặn sau mỗi lần bổ sung để tránh biến động đột ngột. Bà con có thể tham khảo liều lượng pha nước ót như sau: 1 lít nước ót + 100 lít nước ao.
Tuy nhiên, để biết được khi nào cần tăng độ mặn trong ao nuôi tôm, bà con có thể sử dụng các mẫu máy đo độ mặn đo chính xác cao, giá tốt như Total Meter SA1397, Total Meter EZ-9909SP, Hanna HI98319,...

Lưu ý khi tăng độ mặn trong ao nuôi tôm
Để đảm bảo tôm sinh trưởng khỏe mạnh, việc tăng độ mặn cần được thực hiện đúng cách, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao nuôi. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bà con cần ghi nhớ khi điều chỉnh độ mặn cho ao tôm:
- Tránh thay đổi độ mặn đột ngột để không gây sốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
-
Sử dụng thiết bị đo chuyên dụng để theo dõi và điều chỉnh độ mặn phù hợp.
-
Nước bổ sung phải được xử lý, không chứa tạp chất hoặc kim loại nặng gây hại cho tôm.
-
Bổ sung khoáng chất và chế phẩm sinh học để ổn định môi trường nước, giúp tôm phát triển tốt hơn.
-
Theo dõi tình trạng ăn, lột xác và hoạt động của tôm để kịp thời điều chỉnh độ mặn nếu cần.

Xem thêm: [Giải đáp] Độ mặn nước tưới cây bao nhiêu là phù hợp?
Như vậy, bài viết này đã chỉ ra bà con 4 cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay. Mua sắm máy đo độ mặn chính hãng, bà con hãy nhanh chóng liên hệ với THB Việt Nam theo số hotline Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0918132242 hoặc truy cập website: thbvietnam.com - maydochuyendung.com để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng nhất.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn